1/7/15

HỎI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

HỎI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

Giáo dục xuất bản nhà ơi
Cớ sao A Phủ ở nơi núi rừng

Đổi lồi thành lõm đã từng
Mị nàng cũng lõm có mừng được không?
Giáo dục xuất bản bà ông
Biến lồi thành lõm có không 7 lần?

Ba Cang
30/6/2015  

Mời xem bài trên blog Kim Dung / Kỳ Duyên

Khi A Ph b chuyn gii tính
Tác giả: Lê Thanh Phong –
.
KD: “Nó đây- câu hỏi hài không thể hiểu nổi:
“Ấn tượng của anh (chị) về tính cách nhân vật A Phủ (qua hành động đánh nhau với A Sử, lúc bị xử kiện và khi về làm dâu gạt nợ ở nhà Thống lý Pá Tra). Bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau?”.
.
Như vậy, công lao đầu “chuyển giới” cho A Phủ thuộc về các nhà biên soạn, hội đồng biên tập và nghiệm thu SGK của ngành GD. Chứng tỏ quan niệm chuyển giới ở XH ta khá mở và rất sớm. Nhưng không phải thuộc ngành Y tế, mà thuộc ngành… GD  :D
————
“Ấn tượng của anh (chị) về tính cách nhân vật A Phủ (qua hành động đánh nhau với A Sử, lúc bị xử kiện và khi về làm dâu gạt nợ ở nhà Thống lý Pá Tra). Bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau?”.
A Phủ trở thành phụ nữ và đi làm dâu từ khi nào vậy? Biết chuyện này, dưới chín suối chắc nhà văn Tô Hoài đau khổ lắm, bởi vì nhân vật A Phủ kinh điển của ông đã bị hậu sinh mang đi chuyển giới tính.
Chuyện này không phải tin vịt, mà được xác nhận trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 – Tập 2. Xin lưu ý đây là sách giáo khoa, sách này được một hội đồng biên soạn gồm 15 tác giả, dĩ nhiên người được mời biên soạn sách giáo khoa phần lớn là những chuyên gia hàng đầu về chuyên ngành đó. 
Cho nên, cái sự “chuyển giới tính” này không phải lỗi do kiến thức, mà do sự cẩu thả. Điều đáng nói là sai sót đó tồn tại nhiều năm, sách tái bản tới 7 lần mà A Phủ vẫn cứ đi làm dâu nhà Thống lý Pá Tra. Vậy thì bao nhiêu năm qua, các thầy cô dạy văn lớp 12 không phát hiện ra sai sót này hay sao. Hoặc có phát hiện nhưng cũng không quan tâm. Hoặc có phản ánh nhưng không ai chỉnh sửa.
Vì sao cẩu thả, vì sao biên soạn sai không thèm sửa?
Là bởi vì độc quyền biên soạn sách giáo khoa. Học sinh không có quyền lựa chọn vì không có sản phẩm cạnh tranh. Độc quyền nên không chăm chút sản phẩm, lỗi chính tả quá nhiều và tùy tiện trong sử dụng tác phẩm. Mới đây, vụ bài thơ “Thương ông” của nhà thơ Tú Mỡ ồn ào vì phát hiện bị thêm bớt so với bản gốc. 
Bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng vậy: “Quê hương là con diều biếc. Tuổi thơ con thả trên đồng”, bị sửa thành “Chiều chiều con thả trên đồng”. Cho đến nay, nhà thơ Đỗ Trung Quân nhiều lần lên tiếng, báo chí cũng đã phản ánh về vấn đề này, nhưng người ta không thèm nghe, không thèm chỉnh sửa và tất nhiên không một lời xin lỗi. Còn vô số cái sai khác xin không làm mất thì giờ của bạn đọc.
Đúng ra, chỉ riêng với vụ A Phủ bị chuyển giới tính, đại diện hội đồng biên soạn, đại diện Bộ GDĐT phải công khai xin lỗi và hứa sẽ chỉnh sửa. Như vậy mới tôn trọng học sinh, phụ huynh và cả cộng đồng. Như vậy mới là thái độ ứng xử văn minh, chuyên nghiệp.
Doanh nghiệp sản xuất ra một sản phẩm, nếu có lỗi thì phải thu hồi, bồi thường. Sách giáo khoa cũng là một sản phẩm, nhưng sách giáo khoa là sản phẩm đặc biệt, nếu nó bị lỗi thì cái đầu của nhiều thế hệ học sinh sẽ bị “lỗi”. Rất nguy hiểm.
————–