Ngày 3/7, Chính phủ Cộng hòa Czech (người Việt hay gọi là
Séc) chính thức công nhận cộng đồng người Việt Nam là dân tộc thiểu số của nước
này cùng một đợt với cộng đồng người Belarus.
Trước thời điểm này, tại Czech đã có 12 dân tộc
thiểu số được chính thức công nhận là Bulgaria, Croatia, Hungary, Đức, Ba
Lan, Romania, Ruthenia, Nga, Hy Lạp, Slovakia, Serbia và Ukraine.
Chính phủ Czech
đã quyết định mở rộng Hội đồng dân tộc thiểu số của Chính phủ với đại diện của cộng
đồng thiểu số người Việt và Belarus trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng là
ông Bộ trưởng Ngoại giao đang từ nhiệm Karel Schwarzenberg và nữ Ủy viên nhân
quyền của Chính phủ, bà Monika Šimůnková.
Ký ức riêng về đất nước CH Czech
Hồi những năm 70 thế kỷ trước, thời trai trẻ đang du học
ở Liên Xô cũ, tôi chỉ để ý đến Tiệp Khắc cũ do có cô em con ông chú ruột, học
kinh tế hàng không ở bên đó. Tôi làm đơn xin được sang thăm em mà sứ quán VN ở
Moscva không giải quyết. Những gì tôi biết về Tiệp Khắc rất ít, đơn giản như nghe
nói bia Tiệp rất ngon, thanh niên Tiệp ăn chơi “tàn bạo”, không thua kém các
bạn Hung và Ba Lan đâu.
Sau này tôi về nước, có người cho 1 bình pha lê Tiệp, cắm
hoa tươi vào “đẹp lung linh” luôn. Ông anh vợ đi Tiệp về cách đây khoảng ¼ thế
kỷ, cho một bộ ly uống rượu như ly thủy tinh uống trà, 6 cái nay giữ được còn
2. Tôi nhớ đến anh bạn thân, thời bao cấp được sang làm nghiên cứu sinh ở Tiệp,
đã từng làm phiên dịch tại chỗ cho Thủ tướng VN, cho một nhà thơ nổi tiếng.
Cũng thời bao cấp, đồ nhập khẩu còn ít, nếu bạn muốn có đèn chùm trang trí, xin
mời đến đường Nam Bộ (đường Lê Duẩn bây giờ), Hà Nội, các cửa hàng tư nhân nằm sát
đường sắt, bao nhiêu cũng có. Thời đó, bia của Nhà máy ở phố Hoàng Hoa Thám tung
hoành trên thị trường miền Bắc. Một lần tôi được nếm bia chai Tiệp, hình như
tên nhãn là Pilsner hay Plzeň, 4 chai nhỏ đựng trong một giỏ các tông. Ông bạn thân
người Tiệp của nhạc phụ tôi xách tay mang sang biếu, chàng con rể được uống ké.
Quả là rất ngon. Còn bây giờ bia Tiệp có ở Hà Nội và TP HCM, sản xuất tại chỗ,
cũng đạt được một lượng khách nhất định. Bạn nào chưa thưởng thức bia Tiệp, ở
Hà Nội xin mời đến Bia Pilsner tại 36 nhà hàng (trong đó có một số nơi tôi đã
có dịp dừng chân như Hoa Viên, Trúc Viên, Lạc Viên, Ngự
Viên), Bia tươi
Cientos ở Nguyễn Phong
Sắc, Bia tươi Tiệp GoldMalt có ở 7 nhà hàng khác
nhau, v.v…
Sơ lược cộng đồng người Việt ở CH Czech
Người Việt đã
tới Tiệp Khắc (trước đây bao gồm Czech và Slovakia) chủ yếu là học tập (như em
gái tôi, ông bạn tôi) hoặc làm việc theo hợp đồng lao động (hợp tác lao động). Từ
những năm 80 thế kỷ trước, lượng người Việt nhập cư vào Czech tăng dần. Theo số
liệu ước tính của secviet.cz, tại Czech hiện có khoảng 65 ngàn người Việt đang
sống hợp pháp.
Cộng
đồng người Việt lớn thứ 3 tại CH Czech, sau Ucraina và Slovaki. Trên phạm vi thế giới, đứng thứ 11 sau Mỹ,
Pháp, Úc, Canada, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Nga (theo
số liệu của Học viện Ngoại giao năm 2012). Một chi tiết rất hay, họ Nguyễn hiện là họ phổ biến đứng thứ 9 tại CH Czech, có 21.020 người (theo zpravy.idnes.cz,
8/6/2011), xấp xỉ 1/3 số người
Việt tại Czech.
Cộng đồng người Việt phân bổ ở khắp nơi trên lãnh thổ CH Czech, nhưng chủ yếu sống tập trung ở những thành phố lớn, như thủ đô Praha, các thành phố Plzen, Cheb, Brno, Ostrava, v.v… và các vùng biên giới giữa CH Czech với Đức, Áo.
Hơn 2/3 bà con kiều bào đã được hưởng qui chế định cư dài hạn tại Czech, trên 90% người Việt cư trú hợp pháp. Khoảng trên 1.000 người có trình độ đại học và trên đại học. Tuy nhiên, phần lớn đã chuyển sang kinh doanh; số trực tiếp làm trong lĩnh vực khoa học, giảng dạy rất ít.
Theo một bài viết trên secviet.cz từ cuối năm 2010, ông Michal Kral, Đại sứ CH Séc tại VN nhận xét: Đây là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ ba và đang dần hình thành một “nét” riêng ở Czech. Người Việt chủ yếu làm nghề buôn bán quần áo, giày dép từ VN, Trung Quốc và một số nước khác sang. Người Czech rất thích đến các khu chợ của người Việt, nơi giúp họ có nhiều sự lựa chọn hơn và cũng rất hứng thú với những món ăn truyền thống của VN như cơm, nem, phở..., với lễ hội và phong tục truyền thống...
Theo khảo sát của Trung tâm Focus hồi đầu năm 2010 về chủ đề khuôn mẫu dân tộc, với sự tham gia của khoảng 1.000 người Czech, người Việt được đánh giá là cần cù, chăm chỉ, chịu khó và tiết kiệm. Tính cách nổi bật của người Việt, theo đánh giá của người Czech là có nhiều tham vọng, năng lực chủ động, có cá tính và không ỷ lại.
Cộng đồng người Việt phân bổ ở khắp nơi trên lãnh thổ CH Czech, nhưng chủ yếu sống tập trung ở những thành phố lớn, như thủ đô Praha, các thành phố Plzen, Cheb, Brno, Ostrava, v.v… và các vùng biên giới giữa CH Czech với Đức, Áo.
Hơn 2/3 bà con kiều bào đã được hưởng qui chế định cư dài hạn tại Czech, trên 90% người Việt cư trú hợp pháp. Khoảng trên 1.000 người có trình độ đại học và trên đại học. Tuy nhiên, phần lớn đã chuyển sang kinh doanh; số trực tiếp làm trong lĩnh vực khoa học, giảng dạy rất ít.
Theo một bài viết trên secviet.cz từ cuối năm 2010, ông Michal Kral, Đại sứ CH Séc tại VN nhận xét: Đây là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ ba và đang dần hình thành một “nét” riêng ở Czech. Người Việt chủ yếu làm nghề buôn bán quần áo, giày dép từ VN, Trung Quốc và một số nước khác sang. Người Czech rất thích đến các khu chợ của người Việt, nơi giúp họ có nhiều sự lựa chọn hơn và cũng rất hứng thú với những món ăn truyền thống của VN như cơm, nem, phở..., với lễ hội và phong tục truyền thống...
Theo khảo sát của Trung tâm Focus hồi đầu năm 2010 về chủ đề khuôn mẫu dân tộc, với sự tham gia của khoảng 1.000 người Czech, người Việt được đánh giá là cần cù, chăm chỉ, chịu khó và tiết kiệm. Tính cách nổi bật của người Việt, theo đánh giá của người Czech là có nhiều tham vọng, năng lực chủ động, có cá tính và không ỷ lại.
Học sinh Lê Anh Dũng đến từ Gymnázium Tachov đã giành Huy
chương bạc và mang lại vinh quang cho CH Séc trong kỳ thi Olympic Toán Quốc tế
lần thứ 52 tổ chức từ ngày 12/7 đến 24/7/2011 tại Hà Lan. Trước đó Lê Anh Dũng
đã đoạt giải nhất kỳ thi Olympic Toán lần thứ 60 tại Cộng hòa Séc, tổ chức từ
ngày 27-30/3/2011 tại thành phố Brno. Trong ảnh Lê Anh Dũng nhận phần thưởng từ ông Thị trưởng thành phố Tachov và Đại sứ Việt Nam tại CH Séc. Ảnh Như Phương.
Thạc sỹ Nguyễn Thành Đồng và kỹ sư Hoàng Diệu Hưng giành
chiến thắng tuyệt đối trong cuộc thi Giải pháp thông minh cho môi trường do Bộ Môi trường và Viện hàn lâm khoa học tổng hợp CH Séc tổ
chức vào ngày 17/3/2011. CH Séc đã đánh giá rất cao về đề tài này, với phát
minh của hai nhà khoa học trẻ đã nêu sẽ có khả năng ứng dụng rộng rãi tại EU và
trên thế giới. Trong ảnh, Kỹ sư Hoàng Diệu Hưng và Thạc sĩ Nguyễn Thành Đồng (đứng thứ hai và thứ ba từ trái sang).
Mạng lưới cửa hàng
bán lẻ của người Việt lớn nhất tại Czech, theo thống kê cứ 1 cửa hàng bán lẻ
của người Czech thì có từ 6 đến 7 cửa hàng là của người Việt. Cộng đồng cũng có
một số công ty lớn, như: Công ty Saparia (sở hữu Trung tâm thương mại Sapa,
diện tích khoảng 334.000 m2, lớn nhất trong số bất động sản người Việt sở hữu
tại CH Czech), Công ty Sportisimo (có doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, đứng
trong tốp đầu về doanh thu trong lĩnh vực thiết bị thể thao tại Czech), Công ty
Epiag Lofida sản xuất gốm sứ, v.v…
Tôi có em kết
nghĩa là chị em T và K, đang sống ở Prague và một thị trấn nhỏ gần Rumberk, làm
nghề tiểu thương, đôi lúc kêu ca khó khăn hơn trước, mà vẫn rủng rỉnh tiền hơn
ông anh nhiều là tốt rồi. Hồi các em mới sang, thuê được villa giá rẻ, mua mấy
ô tô cũ, hầu hết là Mẹc của Đức còn tốt, chạy cứ như con thoi, thỉnh thoảng về
VN đem tiền biếu gia đình, nhìn rất “oách”. Thảo nào mà dân Việt rủ nhau sang
Tiệp đông thế.
Đại diện hiện
nay của người Việt với tư cách là khách mời của Hội đồng dân tộc thiểu số là
ông Phạm Hữu Uyển thuộc Hiệp hội công dân Văn Lang.
Được chính thức
công nhận là dân tộc thiểu số, cộng đồng người Việt tại CH Czech sẽ có những
quyền lợi gì hơn hắn trước đây?
Nữ sinh Cao Hoàng Yến đã đoạt giải Á
hậu 2 Hoa hậu Công chúa Thế giới tổ chức ngày 1/10/2011 tại Top Hotel Praha với
sự tham dự của các thí sinh đến từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh:
secviet.cz
Karel Hùng “Người đàn ông năm 2011” của Cộng hòa
Séc. Ảnh: secviet.cz
Một cộng đồng
người nước ngoài được công nhận là dân tộc thiểu số phải đáp ứng hai điều kiện
cơ bản. Cộng đồng đó có mặt ở Czech mang tính lịch sử (thời gian chính xác
không được xác lập) và có số lượng thành viên với quốc tịch Czech đông đảo
(cũng không được xác lập).
Theo luật pháp Czech, khi được công
nhận là dân tộc thiểu số chính thức, cộng đồng người Việt sẽ có quyền được ký
kết các văn kiện của chính quyền địa phương bằng ngôn ngữ của mình, quyền sử dụng tiếng Việt tại công sở cũng như tòa án, quyền
được công bố thông tin về các cuộc bầu cử bằng ngôn ngữ của mình, quyền được
học tập giáo dục bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, và các quyền văn hoá, bao gồm cả việc
được nhà nước hỗ trợ bảo tồn các truyền thống.
Ngoài ra,
cộng đồng người Việt tại CH Czech có thể thành lập chương trình phát thanh và
truyền hình bằng tiếng Việt.
Quyết định ngày
3/7 của Chính phủ Czech là một mốc son lịch sử đối với cộng đồng người Việt ở
nước ngoài nói chung và đặc biệt đối với cộng đồng người Việt ở CH Czech nói
riêng. Ý nghĩa lớn nhất từ quyết định này là cộng động người Việt sẽ được bình
đẳng với các dân tộc khác đang sinh sống trên lãnh thổ CH Czech.
Mặt khác, CH
Czech là một thành viên của Liên minh châu Âu, do vậy những người trong dân tộc
thiểu số của Liên minh châu Âu nói chung và CH Czech nói riêng sẽ được đầu tư
bảo tồn văn hóa dân tộc của mình.
Múa mừng xuân 2013 tại Chomutov. Ảnh: quehuong.net
Từ mấy năm nay cộng đồng người Việt tại Czech đã xúc tiến
đề đạt lên Chính phủ Czech nguyện vọng được công nhận là dân tộc thiểu số. Có
lúc đã tưởng thất vọng. Nay sự kiên trì vận động đã đạt được kết quả. Thật là
tuyệt vời.
Nhân sự kiện này, Ba Cang blog xin có lời chúc mừng tới
cộng đồng người Việt và cộng đồng người Belarus tại CH Czech nói chung và gia
đình hai chị em T và K nói riêng.
An Bường
(Nguồn tham khảo: secviet.cz, baodientu.chinhphu.vn,
VTV, baomoi.com,
wikipedia, anhem.eu)