Năm nhất học ở Leningrad,
lần đầu tiên tôi được nghe giới thiệu thành phố này có hơn 300 cái cầu. Con số
làm tôi có ấn tượng mãi đến bây giờ. Lúc đó trình độ tiếng Nga của tôi chưa được
tốt lắm, nên không biết nghe có chính xác không.
Sau này, có lúc tôi phịa là 335
hay 345 cầu cho có vẻ chính xác mỗi khi kể về Leningrad. Bởi vậy tôi cứ ấp ủ
mãi ý định cần tìm hiểu để biết đích xác con số đó.
Cho tới gần đây khi ở
Đà Nẵng - nơi được người dân cả nước truyền nhau là “thành phố đáng sống”,
khánh thành một loạt cầu mới độc đáo bắc qua sông Hàn. Nào là cầu võng dây văng
Thuận Phước, cầu cánh buồm Trần Thị Lý, cầu Rồng có đầu rồng phun lửa phun nước,
rồi cầu quay Sông Hàn đã đi vào biểu tượng của thành phố, nổi tiếng khắp nước
luôn. Điều đó đã thúc giục tôi phải viết entry này.
Thời tôi du học đã có
câu nói không biết khởi phát từ lúc nào, đại ý là chưa đến Leningrad coi như
chưa đến nước Nga hay chưa đến Liên Xô. Leningrad có nhiều biểu trưng lắm, nhưng
sông Neva lại là một biểu trưng rất Nga theo cảm tính của tôi. Tôi cho rằng, sông Neva về
khía cạnh thơ mộng có thể ví như sông Hương ở Thừa Thiên-Huế của Việt Nam, đặc
biệt là cảnh đêm trắng khó quên (tôi sẽ có một entry riêng về nó).
Đọc lại lịch sử Sankt
Petersburg ta biết trận thủy chiến thư hùng trên sông Neva. Đó là Trận sông Neva (tiếng Nga: Невская битва, tiếng Thụy Điển: slaget vid Neva) giữa Cộng hòa Novgorod (chỉ
huy chiến trận là Hoàng tử Aleksandr Yaroslavich Nevsky) và Vương quốc Thụy Điển (chỉ huy chiến trận là phò mã Birger Jarl) vào ngày
12/7/1240.
Lòng yêu nước quả cảm của các sỹ quan quí tộc và các chiến binh Nga đã đè bẹp
kiêu binh Thụy Điển cùng các nhà truyền giáo Thiên chúa.
Aleksandr Nevsky đánh quân Thụy Điển, tranh của Boris Chorikov. Ảnh sưu tầm: Wikipedia.org.
Tượng đài kỷ niệm của Alexander Nevsky ở thành phố Sankt
Petersburg. Ảnh sưu tầm: nguoibienden.org.vn.
Sơ lược sông và cầu ở Saint Petersburg
Sông Neva (tiếng Nga: Невa) dài 74 km, chảy từ hồ Ladoga qua eo đất Karelia và thành phố Sankt Petersburg đổ vào vịnh Phần Lan.
Độ rộng trung bình của sông là 400-600 mét, chỗ rộng nhất tới 1.200 mét. Độ sâu
trung bình là 8-11 mét, chỗ sâu nhất là 24 mét (chân cầu Liteinui). Đoạn chảy
qua Sankt Peterburg dài
28 km. Nếu tính theo đường chim bay thì khoảng cách từ thượng nguồn đến hạ
lưu sông này dài 45 km. Mặc dù có chiều dài rất ngắn, nhưng sông Neva lại
là một trong số các con sông có ý nghĩa lớn trong lịch sử của châu Âu.
Một đoạn sông Neva. Ảnh sưu tầm:
neva.vn
Còn cả Sankt Peterburg
có 93 con sông, nhánh sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 300km, có khoảng 100
hồ chứa (hồ, đầm, hồ nhân tạo). Trên các sông hồ đó có gần 800 cầu (không kể
cầu trong các khu công nghiệp), trong đó có 218 cầu bộ hành. Tính chi li, lại còn có hơn 100 cây cầu nữa trên những hải
cảng, bến du thuyền, câu lạc bộ du thuyền và ở các hãng tư nhân. Tổng số những
cây cầu lớn nhỏ các loại ở Sankt Petersburg có đến hơn 1.000.
Cầu Nhà
băng có cặp tượng sư tử đầu chim. Ảnh sưu tầm: neva.vn
Peter Đại Đế khi xây dựng Sankt Petersburg, ông cho thiết kế thành phố này theo kiểu giống như Amsterdam và
Venice, với những con kênh đào thay vì phải xây dựng những đường phố, bởi vì
trước đây dân chúng trong thành rất giỏi chèo thuyền. Vào thủa ban đầu, ở trong
thành phố chỉ có khoảng mười cây cầu được xây dựng, chủ yếu là những cây cầu
bắc qua những mương nước và các con lạch nhỏ. Theo kế hoạch của Peter Đại Đế,
vào những tháng mùa hè, người dân sẽ đi bằng thuyền xung quanh thành phố, còn
vào mùa đông khi nước đã bị đóng băng, thì mọi người sẽ đi lại bằng những chiếc
xe trượt tuyết. Tuy nhiên, sau khi Peter Đại Đế băng hà, có rất nhiều những cây
cầu nữa được xây dựng thêm, để thuận tiên hơn cho việc vận chuyển. Những cầu
phao tạm thời được dựng lên để sử dụng vào mùa hè. Cây cầu vĩnh cửu đầu tiên
được xây dựng bằng gạch và đá bắc qua nhánh chính của sông Neva được làm vào
năm 1850.
Ngày nay, có đến 342 cầu bắc qua
những con kênh đào và các dòng sông với nhiều kích thước, kiểu dáng và kết cấu
khác nhau, được xây dựng vào nhiều thời kỳ khác nhau. Một số trong những cầu đó
là những cầu bộ hành nhỏ ví dụ như cầu Nhà băng và cầu Sư tử, còn những cầu
giao thông vận tải đồ sộ khác, như một cây cầu Alexander Nevsky dài đến hàng
kilomet. Ở Sankt Petersburg, những cây cầu được thiết kế với nhiều kiểu dáng
với các sự trang hoàng khác nhau như tượng, đèn trên cầu, những con sư tử,
ngựa, nhân sư và quái vật sư tử chim. Nhờ có một chuỗi những kênh đào phức tạp,
nên Sankt Petersburg thường được gọi là “Thành Venice phương bắc”, đây là một
tên gọi rất nên thơ được phổ biến nhất cho một thủ phủ phương bắc.
Tên gọi của những cây cầu cũng
rất đa dạng. Một số thì được lấy tên theo các vị trí địa lý – ví dụ như những
cây cầu mang tên – cầu Anh quốc, cầu nước Ý, cầu Ai Cập. Còn một số khác thì
liên quan đến địa điểm, ví dụ như, cầu Bưu điện, cầu Nhà hát, cầu Nhà băng. Có
rất nhiều cầu được mang danh tính của những người nổi tiếng như, cầu –
Alexander Nevsky, cầu Peter Đại Đế, cầu Lomonosov… Còn có cả những chiếc cầu
được mang tên theo màu sắc của nó, như cầu Đỏ, cầu Xanh lục, cầu Xanh da trời
và cầu Vàng.
Cầu dài nhất qua sông Neva là cầu Obukhopxky Lớn (Большой
Обуховский (вантовый) мост), 2.824m.
Cây cầu quay dài nhất – Alexander Nepxky (Александр
Невский), có phần cầu 629m, phần đường dẫn 905,7m.
Cầu Xanh da
trời (Голубой мост) bắc qua sông Moyka, có bề rộng gần 97,3m được cho là lớn
nhất thế giới.
Số lượng cầu thực tế ở Sankt
Petersburg
Cầu Lomonosov. Ảnh sưu tầm: neva.vn
- Tính theo khu vực trong thành
phố, có 5 cây ở Kronstadt, 54 ở Tsarskoye Selo, 51 ở Peterhof, 16 ở Pavlovsk và
7 ở Oranienbaum.
- Tổng cộng chiều dài của các cây
cầu khoảng 16km.
- Có 22 cây cầu quay.
- Tính theo các sông, kênh:
Sông Neva và Bolshaya Neva: 9
cầu
Sông Malaya Neva: 2 cầu
Sông Bolshaya Nevka: 5 cầu
Sông Srednyaya Nevka: 2 cầu
Sông Malaya Nevka: 4 cầu
Kênh đào Griboyedov: 21 cầu
Sông Fontanka: 15 cầu
Sông Moyka: 15 cầu
Sông Malaya Neva: 2 cầu
Sông Bolshaya Nevka: 5 cầu
Sông Srednyaya Nevka: 2 cầu
Sông Malaya Nevka: 4 cầu
Kênh đào Griboyedov: 21 cầu
Sông Fontanka: 15 cầu
Sông Moyka: 15 cầu
Kênh đào
Mùa Đông: 3 cầu
Kênh đào Kryukov: 6 cầu
Kênh đào Kryukov: 6 cầu
Cầu
Potseluev. Ảnh sưu tầm: neva.vn
Mời xem tham khảo nguồn tiếng Nga:
Список рек и каналов
·
Нева
Рукава
и протоки Невы
·
Смоленка (Глухая, Чёрная речка)
·
Фонтанка
·
Карповка
·
Пряжка
·
Спартак
Притоки
Невы
Правый
берег
·
Утка
·
Охта
·
Глухарка
·
Каменка —
впадает в Лахтинский разлив
Левый берег
·
Ижора
·
Славянка
·
Мурзинка
·
Чёрная речка (река у Александро-Невского монастыря) - разделена Обводным каналом на
Монастырку и Волковку
·
Волковка
Реки,
впадающие в Невскую губу
·
Ивановка
·
Дачная (сейчас впадает в пруд и отводится
трубопроводом в р. Красненькую)
Другие
·
Чернавка —
фрагмент реки, бывшего притока Охты,
сохранился на территории Большеохтинского
кладбища.
·
Чухонка
Каналы
·
Обводный
·
Грибоедова —
частично прорыт по руслу реки Кривуши
·
Крюков
·
Адмиралтейский (Канал Круштейна)
·
Матисов
·
Бумажный
·
Морской
·
Пороховой
канал — Охта,
канал бывших Охтинских
пороховых заводов
Новые каналы
·
Волковский (Волков) — Купчино, прорыт
(спрямлён) вдоль линии Витебской железной дороги в 1966—1969 годах.
·
Дудергофский канал —
самый «молодой», прорыт в 1980-х годах.
Каналы
Каменного острова
·
Малый — Каменный остров
Каналы острова Новая Голландия
·
Южный — Новая Голландия
Гавани
·
Французский
ковш (Санкт-Петербург) (Ковш
Обводного канала, Широкий плёс, Бассейн Обводного канала, Глиняный ковш) —
нижний аппендикс Обводного канала вдоль Глиняной улицы, гавань для судов.
·
Восточный
бассейн — в порту.
·
Ковш
(Новая Голландия) — остров Новая Голландия
Исчезнувшие
реки и каналы
Реки
·
Лапка (Жерновка) — частично засыпана.
·
Кривуша
(река) (Глухая речка) — по части её русла был прокопан Екатерининский
канал.
·
Ольховка (приток
Таракановки)
Каналы
·
Шкиперский проток —
на карте 1915 года есть. В атласе 1977 года написано: Шкиперский проток, большая часть
его засыпана в 1906 году, окончательно в 1920-е годы.
Каналы
и реки Гутуевского острова
·
Внутренний
канал
·
Новый
канал - До постройки съезда с ЗСД существовала
небольшая гавань на месте впадения Нового канала в Екатерингофку
·
Ольховка
(Гутуевская)
·
Пекеза
Каналы Михайловского замка
·
Церковный
канал — ограждал замок с запада, вдоль нынешней Садовой
улицы. Засыпан в 1820-х годах.
·
Воскресенский —
ограждал замок с юга, вдоль Воскресенских ворот. Засыпан в 1880-х годах.
·
Плац-канал —
канал вокруг плаца. Засыпан в середине XIX века.
Nguồn tham khảo và trích dẫn:
neva.vn, nguoibienden.org.vn, wikipedia.org.
(Còn nữa)
An Bường
Xem thêm: