Tòa
án Quốc gia Tây Ban Nha đã ra lệnh bắt giữ cựu Chủ tịch nước Trung Quốc Giang
Trạch Dân và 4 quan chức khác vì nghi ngờ dính líu đến điều được cho là diệt
chủng ở Tây Tạng.
Ðài
VOA có trong tay tờ trát này của tòa án Madrid từ một trong những nguyên đơn
vào ngày thứ Ba. Văn bản được đưa ra một ngày trước đó kêu gọi bắt giữ cựu Chủ
tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và các quan chức khác để cho phép cơ quan chức
năng thẩm vấn họ về những cáo buộc diệt chủng.
Nguyên
đơn cung cấp văn bản này là một tổ chức của Tây Ban Nha vận động cho quyền của
người Tây Tạng ở Trung Quốc.
Tu sĩ Phật giáo
Thubten Wangchen và những người tham gia cuộc tuần hành 'Vì Hòa bình và Bất bạo
động' ở Barcelona, Tây Ban Nha, cầm quốc kỳ Tây Tạng và hình nhà lãnh đạo tinh
thần Ấn Độ Mahatma Gandhi, 2/10/10
Trung
Quốc chưa có bình luận gì về hành động của tòa án Tây Ban Nha. Hôm 9 tháng 10,
tòa án đã truy tố cựu Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào liên quan đến vụ diệt chủng.
Ðộng thái này khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án là một nỗ lực "can
thiệp vào công việc nội bộ" của Bắc Kinh.
Ủy
ban Hỗ trợ Tây Tạng (Comite de Apoyo Al Tibet) đã đệ đơn kiện những cựu lãnh
đạo của Trung Quốc ở Tây Ban Nha vì quốc gia châu Âu này cho phép tòa án truy
tố những hành vi bị cho là tội ác chiến tranh và diệt chủng xảy ra ở bất cứ nơi
nào, miễn là nạn nhân là công dân Tây Ban Nha.
Một
trong những đồng nguyên đơn là một tu sĩ Phật giáo người Tây Tạng giữ quốc tịch
Tây Ban Nha tên Thubten Wangchen.
Các
quan chức Trung Quốc khác có tên trong lệnh bắt giữ cựu Thủ tướng Lý Bằng, cựu
trưởng phụ trách an ninh Kiều Thạch, cựu quan chức Đảng Cộng sản Trần Khuê
Nguyên và cựu bộ trưởng kế hoạch gia đình Bành Bội Vân.
Trong
một thông cáo gửi cho đài VOA, Ủy ban Hỗ trợ Tây Tạng cho biết Tòa án Quốc gia
Tây Ban Nha ban hành văn bản thứ hai vào hôm thứ Hai, nói rằng tòa án sẽ chính
thức thông báo cho ông Hồ Cẩm Đào về bản cáo trạng và muốn ông trả lời những
câu hỏi về những hành động ở Tây Tạng. Tòa án chưa cho biết liệu có tìm cách
bắt giữ của ông Hồ Cẩm Đào không.
Ông
Hồ từng là bí thư Đảng Cộng sản ở khu tự trị Tây Tạng từ năm 1988-1992 và sau
đó đứng đầu nhà nước Trung Quốc từ năm 2003-2013.
Tây
Tạng được đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh
từ năm 1950.
Nhiều
người Tây Tạng tố cáo chính phủ Trung Quốc đàn áp tôn giáo và văn hóa của họ.
Trung Quốc nói rằng người Tây Tạng được hưởng quyền tự do tín ngưỡng và mức
sống tốt hơn nhờ đầu tư của Trung Quốc ở khu vực Tây Tạng kém phát triển.
(voatiengviet.com)