Người Việt Nam
ở Nga phải đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống. Từ công ăn việc làm, đăng
ký hộ khẩu đến tìm thuê nhà ở. Đối với phần lớn những ai ổn định được công
việc, thì một vấn đề mới này lại nảy sinh – đó là những đứa trẻ
ra đời ở Nga.
Tâm lý của chúng sẽ giống người Việt hay người Nga? Như nhận xét của nhạc sĩ
Phạm Hồng Hà, Chủ tịch Hội người Hà Nội ở Matxcova, đây là câu hỏi trăn trở của
cộng đồng.
Trẻ em Việt Nam
sinh ra trên đất Nga không có nhiều thời gian ở bên bố mẹ, người lớn suốt ngày
bận rộn với công việc. Vì vậy, hầu hết các em giao tiếp với osin Nga, với bạn
bè hàng xóm. Đến tuổi đi học, con em người Việt nhập học trường Nga. Người thân
cho rằng, các cháu biết tiếng Nga tốt hơn tiếng Việt. Vì vậy, cộng đồng đặt ra
nhiệm vụ dạy tiếng Việt cho các cháu. Một điều thật không đơn giản, vì như thế
phải mời thầy tư.
Trong khi đấy,
việc học tập của trẻ em Việt Nam trong các trường phổ thông Nga lại không vấp
phải trở ngại, - ông Hồng Hà cho biết. - Trừ những trường hợp rất ngoại lệ, nói
chung giáo viên Nga thường khách quan và đối xử như nhau với học sinh: cho dù
đó là trẻ em Nga, Việt Nam hay bất kỳ nước nào. Bản thân ông Hồng Hà sống ở Nga
đã một phần tư thế kỷ và con trai ông cũng học trong một trường phổ thông bình
thường của thủ đô Nga. Người bố chưa bao giờ phải nghe một lời than phiền từ
con.
Cộng tác viên
ban tiếng Việt đài Tiếng nói nước Nga thường xuyên ghé thăm cơ sở phổ thông ở
Matxcova và các thành phố khác, nơi có con em người Việt theo học. Chưa bao giờ
chúng tôi bắt gặp sự phàn nàn của học sinh hay giáo viên. Ngược lại, các thầy
cô thường nhận xét tốt về các em học sinh người Việt.
Chúng tôi xin
gửi lời chào chân thành đến các thiếu niên Việt Nam sinh ra ở Nga và chúc các
em sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ như tiếng Nga.
(vietnamese.ruvr.ru)