(Tầm nhìn)
- Nhiều người làm doanh
nghiệp xã hội không những giải quyết được vấn đề xã hội mà còn có địa vị và các
lợi ích cá nhân vẫn được đáp ứng.
Nội dung nổi bật:
- Theo trao đổi của
các diễn giả, DNXH có hai điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Thứ
nhất, được thành lập ra để giải quyết một hoặc một vài vấn đề xã hội, mục tiêu
không phải tìm kiếm lợi nhuận. Thứ hai, nếu có lợi nhuận thì phần lớn sẽ được
tái đầu tư lại để giải quyết các vấn đề xã hội.
- Những thách thức khi
làm DNXH là đòi hỏi tính sáng tạo cao, tính lì lợm. Khó khăn nhất đối với DNXH
là thuyết phục xã hội tin rằng doanh nghiệp mình hoạt động không vì lợi nhuận,
làm sao để mọi người hiểu được DNXH là gì, vai trò của DNXH, giải quyết vấn đề
gì với xã hội.
- Để tạo môi trường
phát triển bền vững cho DNXH có 2 nhiệm vụ cần làm gồm: Tạo lập khuôn khổ chính
sách và Tạo dựng một hệ thống phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp xã hội.
Khái niệm doanh nghiệp
xã hội đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và gần đây bắt đầu manh nha xuất hiện
tại Việt Nam. Tại buổi tọa đàm “Tạo lập môi trường phát triển bền vững cho
doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm của Việt Nam và Vương quốc Anh” do Hội đồng
Anh phối hợp cùng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày
20/02 vừa qua, các nội dung về doanh nghiệp xã hội (DNXH) như đặc điểm hoạt
động kinh doanh, vị trí pháp lý,…được trao đổi sôi nổi.
Làm doanh nghiệp xã
hội có nghèo không?
Theo trao đổi của các
diễn giả, DNXH có hai điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Thứ nhất,
được thành lập ra để giải quyết một hoặc một vài vấn đề xã hội, mục tiêu không
phải tìm kiếm lợi nhuận. Tìm kiếm lợi nhuận chỉ là phương tiện hoạt động, không
phải mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp hay nói cách khác giải quyết vấn đề xã
hội theo phương thức kinh doanh. Thứ hai, nếu có lợi nhuận thì phần lớn sẽ được
tái đầu tư lại để giải quyết các vấn đề xã hội.
Chính vì vậy nhiều
người quan niệm làm doanh nghiệp xã hội là nghèo. Tuy nhiên ông Nguyễn Đình
Cung,quyền Viện trưởng CIEM cho rằng: “Đừng quan niệm làm DNXH là nghèo. Thực
tế cho thấy nhiều người không những giải quyết được vấn đề xã hội mà còn có địa
vị và các lợi ích cá nhân vẫn được đáp ứng”. Ông Cung cũng nhấn mạnh rằng làm
doanh nghiệp đã khó, thì làm doanh nghiệp xã hội còn khó gấp bội phần.
Những thách thức khi
làm DNXH là đòi hỏi tính sáng tạo cao, tính lì lợm. Khó khăn nhất đối với DNXH
là thuyết phục xã hội tin rằng doanh nghiệp mình hoạt động không vì lợi nhuận,
làm sao để mọi người hiểu được DNXH là gì, vai trò của DNXH, giải quyết vấn đề
gì với xã hội. Mặc dù khó khăn nhưng ngày càng có nhiều người trẻ nhiệt huyết
tham gia lĩnh vực này.
Xu hướng mới trong
tương lai
Từ những năm
1960-1970, phong trào thương mại công bằng xuất hiện tại Anh, đánh dấu cho sự
phát triển của hàng loạt các mô hình và loại hình kinh doanh không hướng tới
loại nhuận mà đi vào việc giải quyết các vấn đề xã hội. Những năm 1980, cụm từ
“doanh nghiệp xã hội” bắt đầu xuất hiện tại quốc gia này. Sau đó, việc ra đời
của Liên minh doanh nghiệp xã hội (DNXH), chiến lược quốc gia về phát triển
DNXH lần đầu tiên được ban hành hay mô hình ngân hàng Big Society Bank giúp các
DNXH huy động vốn,… cho thấy xu hướng phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh
nghiệp mới này.
Theo ông Ian Robinson,
Phó tổng giám đốc Hội đồng Anh Việt Nam, DNXH tại nước này hoạt động hầu hết
các lĩnh vực của nền kinh tế như sức khỏe và chăm sóc xã hội, năng lượng tái
chế, thực phẩm, nhà ở, bán lẻ và giao thông. Tính tới năm 2013, tại Anh đã có
70.000 DNXH, chiếm 5% tổng số đơn vị kinh tế và đóng góp 24 tỷ bảng Anh cho nền
kinh tế, mang lại việc làm cho 1 triệu người. Một điều thú vị mà ông Robinson
chia sẻ, DNXH là một mục tiêu thúc đẩy trong nội dung những cuộc tranh cử của
tất cả các Đảng chính trị tại nước này.
TS Nguyễn Đình Cung,
Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Cũng trong buổi tọa
đàm, ông Nguyễn Đình Cung, cho biết hiện có khoảng 200 DNXH đang hoạt động ở 40
tỉnh, thành, chưa kể có khoảng 165.000 các tổ chức khác có một số đặc tính hoạt
động như DNXH tại Việt Nam. Ông Cung cho biết, doanh nghiệp xã hội không thay
thế Chính phủ mà đồng hành, bổ sung thêm với Chính phủ giải quyết các vấn đề xã
hội.
Tuy nhiên theo ông
Cung, các doanh nghiệp xã hội Việt Nam hiện gặp phải nhiều khó khăn, như việc
chưa có địa vị pháp lý rõ ràng và sự công nhận chính thức từ Nhà nước, dẫn tới
không có khả năng tiếp cận nguồn tài chính và hỗ trợ đào tạo. Bên cạnh đó, DNXH
cũng tồn tại nhiều vấn đề chủ quan như hạn chế về nguồn vốn, về nhân sự có năng
lực và kỹ năng phù hợp.
Để góp phần tạo môi
trường phát triển bền vững cho DNXH, ông Cung cho biết sẽ đưa “doanh nghiệp xã
hội” vào nội dung Luật Doanh nghiệp sửa đổi trong thời gian tới với 3 điều:
Định nghĩa về DNXH, Những quyền riêng của DNXH ngoài những quyền chung như bất
cứ một DN khác, Nghĩa vụ riêng của DNXH.
Bài học từ Vương Quốc
Anh
Cũng trong buổi tọa
đàm, bà Magimay- Giám đốc phụ trách nguồn lực doanh nghiệp thuộc tổ chức Doanh
nghiệp xã hội Anh chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm từ nước Anh trong việc xây
dựng môi trường cho loại hình doanh nghiệp mới này. Theo bà, có 2 nhiệm vụ cần
làm gồm: Tạo lập khuôn khổ chính sách và Tạo dựng một hệ thống phát triển hệ
sinh thái doanh nghiệp xã hội.
Tạo lập khuôn khổ
chính sách nhằm tạo ra các đòn bẩy chính sách đến từ Tài khóa, các chương trình
nâng cao năng lực, Cơ chế huy động các nguồn vốn cho DNXH, tạo lập thị trường,
các chương trình hỗ trợ, cơ sở pháp lý cho các mô hình công ty xã hội hoạt
động,…
Tạo dựng một hệ thống
phát triển hệ sinh thái cần bắt đầu với việc phân chia các thành phần khác nhau
của hệ sinh thái và từ đó ưu tiên phát triển với vai trò hỗ trợ của địa phương,
doanh nghiệp hỗ trợ, dịch vụ tư vấn, các tổ chức đầu tư, hạt nhân từ các trường
đại học,
Kim Thủy (theo Trí
Thức Trẻ) - tamnhin.net