(PL)- Hơn 10
năm trước, điện ảnh Việt dường như nằm trong vòng quẩn quanh của khối nhà nước.
Riêng rạp chiếu thì ngày đó tại TP.HCM chỉ có hệ thống rạp Cinebox
có vẻ sáng sủa, sạch sẽ; còn các cụm rạp khác chất lượng đều đi xuống; khán giả
có khi coi phim cùng nỗi sợ gián và chuột.
Năm 2005, với việc Galaxy
Cinema khai trương cụm rạp chiếu phim tư nhân đầu tiên tại Câu lạc bộ Nguyễn
Du gồm ba phòng chiếu đã đánh dấu một bước chuyển cho điện ảnh tư nhân và xem
phim phần nào đã mang được ý nghĩa thụ hưởng tác phẩm điện ảnh. Thế nhưng thời
đó phim ngoại về đến Việt Nam vẫn rất cũ so với các nước trong khu vực. Khán
giả Việt vẫn chưa được xem phim ra rạp cùng ngày với các nước trong khu vực chứ
khoan mong được xem trước thị trường Bắc Mỹ hay Âu châu.
Và câu chuyện nhập phim, chuyện hệ thống rạp xịn thật sự chuyển
biến vào năm 2006. Tháng 4-2006, cụm rạp chiếu phim đầu tiên của MegaStar (nay
là CGV) được đầu tư tại Hà Nội với 10 phòng chiếu theo tiêu chuẩn quốc tế tại
Việt Nam.
Khi Megastar nhảy vào thị trường điện ảnh Việt cũng là lúc điện
ảnh thế giới đánh dấu công nghệ phim 3D với tác phẩm điện ảnh Avatar. Và bây giờ, sau gần 10 năm, từ cụm rạp đầu tiên
với khoảng 1.300 ghế, nay hệ thống rạp của CGV tại Việt Nam đã lên 23 cụm rạp
với 150 phòng chiếu (bao gồm hai phòng chiếu 4DX, 46 phòng chiếu 3D, 102 phòng
chiếu 2D, tổng số ghế gần 21.500 ghế). Công nghệ phim 3D không còn là mới nữa và
khán giả Việt luôn được cập nhật những sản phẩm, công nghệ tiên phong như 4DX,
hệ thống âm thanh Dolby Atmos, hệ thống ghế Sweetbox… cũng như việc phim ra rạp
cùng thời điển với các thị trường khác trên thế giới, thậm chí có phim còn ra
rạp trước thị trường Bắc Mỹ.
Những dự án phim “dính líu” nước ngoài
-
Dự án Đập cánh giữa không trung của đạo diễn Nguyễn
Hoàng Điệp từ năm 2008 sau khi được giới thiệu tại lớp học sản xuất phim của
Quỹ Ford đã tiếp tục giới thiệu tại Liên hoan phim Busan, Cannes…
cùng nhiều quỹ điện ảnh khác để cuối cùng nhận được hỗ trợ từ bốn quỹ điện
ảnh lớn: World Cinema Fund (Đức), World Cinema Support (Pháp), Sorfond Fund
(Na Uy), Fonds Francophone de production audiovisuelle du Sud (Pháp) mới hoàn
thành được bộ phim. Hay bộ phim Nước của đạo
diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh cũng đã nhờ đến hỗ trợ từ quỹ điện ảnh của Viện
phimTribeca (Mỹ).
-
Hai bộ phim của đạo diễn Phan Đăng Di: Bi, đừng sợ! và Cha và con và… đều nhận được hỗ trợ từ World Cinema Fund
(Đức).
Trong
tuần qua, ít nhất hai dự án điện ảnh nước ngoài hợp tác chọn Việt Nam làm bối
cảnh quay, đồng sản xuất, diễn viên Việt… đã khởi động. Đầu tiên là bộ phim
điện ảnh Tình xuyên biên giới với sự
tham gia của diễn viên Hong Kong Mã Đức Chung do đạo diễn Quách
Tường (Trung Quốc) phụ trách. Đây là bộ phim hợp tác giữa đơn vị sản xuất
phim trong nước là Công ty TNHH SX-TM-DV Quảng cáo Nghiệp Thắng phối hợp cùng
Công ty TNHH Seoul Quảng Tây Trung Quốc sản xuất. Ngoài việc chọn bối cảnh
quay ở Việt Nam, bộ phim còn có sự tham gia của nhiều diễn viên Việt.
Cũng
trong tuần qua, đoàn làm phim Oan hồn với
sự tham gia của dàn diễn viên Thái Lan đã có buổi ra mắt tại Sài Gòn. Bộ phim
này do Troy Lê làm đạo diễn cùng sự tham gia của các diễn viên: Lilly Luta,
Troy Lê, Song Ngư; Pumwaree Yodkamol (Thái Lan), Saichia Wongwirot
(Thái Lan), Ngô Kiến Huy, Hoàng Rapper… Dự kiến sau khi hoàn thành phim sẽ
công chiếu cả hai thị trường Việt Nam và Thái Lan.
|
(plo.vn)