(Ba Cang)- Đã lâu rồi tôi mới có dịp trở lại Thành Nam.
Là quyết tâm dành thời gian về thăm người chị họ đã lớn tuổi và gia đình các cháu.
Nam Định nhỏ thôi, nên
đi tìm những địa chỉ
xưa, thời thành phố Dệt có tổng cộng chỉ 5 vạn dân, không
khó khăn gì. Người cháu rể chở tôi đi một vòng. Tôi lúc ngồi trên xe máy, lúc tụt
xuống đường ngắm tới ngắm lui, tha hồ chụp. Thời tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống
theo sự bố trí nhà ở của thành phố, nên đã trải qua nhiều địa chỉ trú ngụ. Nhiều
nơi tôi không nhớ được số nhà mà chỉ nhớ được tên phố hoặc khu vực ở. Đã đến được
hoặc đi qua những chỗ đó, cũng là sự an ủi rồi. Thời xưa thành phố Nam Định có
35/38 phố Hàng, 4 phố Bến, 4 phố, hơn hẳn về số lượng so với khu phố cổ Hà thành.
Điểm qua một vài địa
danh tuyệt vời của Thành Nam theo ý thích cá nhân hoặc theo trí nhớ.
Sông Đào (Nam Định),
cảnh đẹp và là tuyến vận tải đường sông quan trọng.
Công viên đối diện nhà
thờ lớn thành phố, một thời trước chiến tranh phá hoại, là nơi tụ tập các tay
chơi anh chị, phe đảng khác nhau; tôi chỉ còn nhớ phe “đảng Rồng Xanh” với thủ
lĩnh có tên Hổ, Báo gì đó nghe mà phát run, phát rét.
Chợ Rồng cổ xưa không
còn nữa thay vào đó là diện mạo hiện đại, hoành tráng.
Nhà thờ Xanh Tô Ma (Saint
Thomas) hay với tên chính thức ngày nay là Nhà thờ Khoái Đồng, nay bề thế uy
nghi hơn nhiều so với thời khu vực đó có tên là khu Tám. Những ký ức thời tuổi
còn nhỏ hơn nữa tràn về với những hình ảnh chơi thả diều, chặt cỏ gà, bắn súng
phốc… dọc con đê chạy tới bến phà Tân Đệ để sang thị xã Thái Bình xưa.
Tôi sưu tầm trên mạng
thấy có bài Ca dao về Thành Nam hay quá, vội chép ra đây để bạn đọc cùng thưởng
thức.
Thành Nam
cảnh trí an bài
Phố
phường trên bộ, vạn chài dưới sông.
Nhất
thành là phố Cửa Đông,
Nhất
lịch Hàng Lọng, Hàng Đồng thanh tao
Hàng
Giầy đẹp khách yêu đào,
Muốn
tìm quốc sĩ thì vào Văn Nhân
Ba năm
một hội phong văn,
Lại lều
lại chõng về thăm Cửa Trường
Ngọt
ngào lên đến Hàng Đường
Say sưa
Hàng Rượu, phô trương Hàng Cầm.
Vải Màn
nhỏ chỉ, nõn bông,
Hàng
Cấp dệt lĩnh, Hàng Song buôn thừng.
Thơm
ngon Hàng Lạc, Hàng Vừng,
Hàng
Nâu tươi vỏ đỏ lòng vốn quen,
Hàng
Vàng lắm bạc nhiều tiền,
Hàng
Sơn gắn bó gần bên Hàng Quỳ
Trăm
năm nghĩa bạc tình ghi
Hàng
Đàn, Hàng Ghế chung nghề làm ăn,
Hàng
Tiện, Hàng Sũ, Hàng Mâm
Gặp
nhau Bến Gỗ, vui sân một nhà,
Hàng
Cót, Hàng Sắt bao xa
Ai về
Bến Ngự rẽ ra Khoái Đồng.
Cột Cờ
lên đó mà trông,
Đò Chè,
Bến Thóc bên sông cắm sào.
Phố
Khách buôn bán vui sao,
Lợi
quyền chểnh mảng nỡ trao tay người.
Hàng
Dầu, Hàng Mũ, Hàng Nồi
Hàng
Bát, Hàng Thiếc, lên chơi Hàng Thùng
Hàng
Cau, Hàng Nón tưng bừng,
Thành
Nam văn vật lẫy lừng là đây
Lang sa
có mặt từ ngày,
Đỏ đèn
Bến Củi đoạ đày hồng nhan.
Hàng
Thao tấp nập canh tàn,
Tám
nghề, bảy chữ mở hàng phấn son
Đình
tàn cây quế héo hon,
Giáo
phường cốt cách chẳng còn như xưa,
Liễu
đào trải mấy nắng mưa,
Cầm tan
phách lỗi đã thừa xót xa
Trông
về đất cũ quê nhà,
Lò Trâu,
Bến Nứa thật là đau thương
Ao tù
Thượng Lỗi chán chường,
Tịch
điền Năng Tĩnh âm hồn oán ma.
Cổng
Hậu, Ngã Sáu, Cầu Gia,
Trường
Thi phút chốc hoá ra hận trường,
Hắt hiu
Văn Miếu cổ tàn,
Dường
như sĩ tử thở than lỗi thời,
Võ Miếu
bày đặt nực cười
Thánh
Trần sao lại cùng ngồi Thánh Quan?
Đền Ông
hương khói mơ màng,
Chùa
Rào cùng với Cửa Nam tơi bời.
Phù
Long, Đồn Thuỷ qua chơi
Quê
hương đất cũ ngậm ngùi tàn canh,
Non xưa
nước cũ tan tành,
Nào ai
phá luỹ, dâng thành là ai?
Nhiều kỷ niệm lắm,
nhưng phải đi thăm nhà nọ nhà kia, phải đi nhậu nơi này nơi khác, nên dữ liệu
về chuyến đi không tập hợp được nhiều. Đành chấp nhận vậy, vì tôi chỉ ở lại có
một ngày đêm mà thôi. Để hôm sau đi gấp Tuyên Quang, rồi Hà Giang nữa.
Hẹn dịp khác gặp lại
vậy, Nam Định nhé, Thành Nam ơi...
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THÀNH
PHỐ NAM ĐỊNH
Phố Trần Hưng Đạo TP Nam Định.
Sông Đào Nam Định chụp từ trên câì Đò Quan.
Tượng Hưng Đại vương Trần Quốc Tuấn bên công viên Vị Xuyên.
Cầu Đò Quan.
Cổng chợ Rồng TP Nam Định.
Một góc công viên đối diện Nhà thờ lớn Nam Định.
Nhà thờ lớn Nam Định
Nhờ thờ Khoái Đồng TP Nam Định.
Một xóm xưa nội đô Nam Định nay nhà cửa san sát.
Bến xe khách Nam Định ngày nay.
Bún chân giò - một đặc sản ẩm thực của Thành Nam.
Bài và ảnh: Ba Cang
31/7/2015