29/9/12

NĂM NHÂM THÌN NÓI CHUYỆN RỒNG TRUNG THU

Tản mạn chuyện Rồng    
Con rồng (Thìn) ở vị trí thứ 5 trong 12 địa chi bắt đầu từ con chuột (Tý) đến con lợn (Hợi). Trong 12 con vật đó rồng là con vật duy nhất không tồn tại trong thực tế,
nhưng lại được miêu tả là con vật có vảy, sừng giống nai, đầu giống lạc đà, mắt giống thỏ, cổ giống rắn, bụng giống con trai, vảy giống cá chép, móng vuốt giống chim ưng, bàn tay và chân giống cọp, tai giống trâu.

Con rồng được coi là sự thể hiện của sức mạnh và trí tuệ (như ở phương Tây rồng canh giữ bộ lông cừu vàng và khu vườn các nàng trinh nữ). Trong văn hóa phương Tây, Rồng là con quái vật gây tai họa. Còn phương Đông, rồng hiện thân cho điều thiện, điều lành vì vậy được ngưỡng vọng, tôn yêu, được tượng trưng cho thần quyền, vương quyền, vinh quang, thắng lợi. Cụ thể hơn, ở Trung Quốc là viên ngọc rồng. Ở Nhật Bản, khuất phục được rồng xem như là chiến thắng được sự ngu dốt và lạnh lẽo.

Trong 12 con giáp, duy nhất rồng biết bay, uốn lượn, rồng còn đứng đầu tứ linh: long ly quy phượng. Rồng gắn với con người, trái đất có con người sống trước hết là ở thờ cúng, vật linh tô-tem, sau nữa lễ hội, tập tục nhân sinh. Dân tộc Hán lấy ngày 2/2 âm lịch làm lễ trọng đại của bắt đầu một năm gọi là lễ rồng ngóc đầu, có tục rước đèn, đua thuyền rồng. Người ở vùng Vân Nam khi cưới xin có tặng bánh long phụng (rồng phượng) tỏ ý vạn sự cát tường, hạnh phúc. Ở Việt Nam, ngư cụ, nội thất, y phục, đồ thờ cúng đều có dấu ấn của rồng trên vật thể tương ứng. Như thế đủ biết hình ảnh rồng thật gần gũi với đời sống tâm linh và thường nhật của con người. Rồng thuộc dương, phát triển nên cúng rồng để cầu mưa.
Ở xứ nông nghiệp lúa nước, rồng là vị Thần linh cung cấp nước cho trồng trọt và sinh hoạt.
Khi có sấm (cũng là biểu hiện của rồng) là sẽ có nước, mưa tưới nhuần vạn vật. Cầu vồng trong và sau mưa mang tới điều lành.
Từ khía cạnh mang nét biểu tượng của xã hội dân gian, rồng còn là biểu tượng của quyền lực chính trị. Điều này thấy rất rõ ở các nước phương Đông, nhất là Trung Quốc, Việt Nam. Trước hết ở hệ thống từ vựng gắn với việc miêu tả vua chúa. Chẳng hạn: long nhan (dung mạo), long ngai (chễ ngồi), long sàng (giường nằm), long liễn (xe vua đi), v.v…
Rồng còn chỉ vua, chúa; mặt rồng (mặt hoàng đế), thuyền rồng (thuyền vua), sân rồng (sân cung vua). Rồng còn được là tao tác gắn với kiến trúc, vật dụng của vua chúa. Ở bậc thềm của đền thờ An Dương Vương (Cổ Loa, Hà Nội) có đôi rồng đá uy nghi. Nó cũng xuất hiện ở sân điện Kính Thiên (thời Lê Trịnh), đặc biệt khi di tích hoàng thành Thăng Long được khai quật đã phát lộ nhiều di vật có liên quan đến rồng như; nắp hộp màu xanh lục, họa tiết hoặc tượng đầu rồng lớn bằng đất nung (thời Lý). Còn rồng nghệ thuật từ thời Lý, Trần đến triều Nguyễn cũng mang dáng vẻ khác nhau. Rồng gắn với trạng thái động, thanh thoát: rồng cuộn hổ ngồi, thăng long (bay lên). Sắc màu của rồng thiên về đỏ vàng tạo sự sinh sôi, nẩy nở, bao trùm vạn vật. Đó là ý chí của thủ lĩnh, vua chúa, của sự thành đạt. Vì thế khi đặt tên dù là thời đại vương triều (chính trị), hay ở lĩnh vực kinh tế người đời hay có kèm chữ long như: Gia Long, Thăng Long, Việt Long, Minh Long, Thành Long.
Chưa có nước nào lấy rồng đặt tên cho Thủ đô như Việt Nam: Thăng Long. Nó là miền gợi cảm của người xa xứ:
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)
Trong tực ngữ, thành ngữ, thành tố rồng hiện diện thật phong phú. Hãy đọc các câu sau:
Điểm mắt cho rồng (thêm ý quan trọng làm sáng tỏ ý),
Quần Long vô thủ (chỉ mất khả năng chỉ huy),
Ngọa hổ tang long (nhân tài chở thời),
Cá hoa rồng (thành đạt),
Rồng bay phượng múa (khí thế hùng tráng),
Cá rồng lẫn lộn (tốt xấu không rõ).
Hoặc cách nói khi ví von, lúc trực diện:
Rồng đi một bước, ba ba đi mười năm.
Ở nhà như rồng, ra ngoài như chuột.
Nơi rồng lượn qua hoa cỏ xinh tươi.
Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
Trứng rồng lại nở ra rồng,
Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
Hay ca dao có lúc thậm xưng:
Lỗ mũi mười tám gánh long
Chồng yêu, chồng bảo: râu rồng trời cho
Lược trích bài của Châu Ninh
Con rồng Việt
Đối với người Việt cổ chỉ có khái niệm về thuồng luồng chỉ chung cho những loài rắn sống dưới nước, thường gây cho họ những tai nạn ở sóng biển mà họ cho là Thủy quái. Vì thế mà họ đã xăm trên thân mình hình những đường ngoằn ngoèo uốn lượn nhằm làm cho Thủy quái sợ hãi.
Nói chung nguồn gốc con rồng vẫn chỉ nằm trong giả thuyết. Nước ta nằm giữa hai nền văn minh lớn Hoa - Ấn cổ đại nên chịu sự ảnh hưởng trong giao lưu văn hóa là việc tất yếu. Từ truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” đến hình dáng các loại rồng trong nghệ thuật trang trí và điêu khắc còn lưu lại từ các đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn mang khá nhiều vết tích của con rồng Trung Hoa và con Makara trong huyền thoại Ấn Độ là điều dễ hiểu.
Hình tượng con rồng đã trở thành độc quyền của nhà vua, nó được chạm khắc trên ngai vàng, cung điện, áo mão, hay các vật dụng của vua chúa. Đấy là hình con rồng uốn lượn như hình rắn có 81 cái vảy (là số cực dương), đầu lạc đà đội sừng nai, mắt quỷ, tai bò, cổ rắn, bụng cá sấu, móng chim ưng.
Có qui định riêng để phân biệt: Rồng của vua bao giờ cũng có chân năm móng, còn các loại rồng khác, chân chỉ có bốn móng mà thôi.
Con rồng thời Lý đã có những nét độc đáo riêng biệt khác với rồng Trung Hoa. Con rồng mang hình một con rắn dài, uốn lượn nhiều vòng rất mềm mại, uyển chuyển trên bốn chân chim, mình không có vảy to và đặc biệt là đầu không có tai và sừng. Các nhà nghiên cứu thường gọi loại rồng này là “rồng dun” hoặc “rồng dây”.
Biểu tượng rồng thời Lý
Đến thời Trần, con rồng lại có những thay đổi: đầu lớn hơn, râu tóc rõ hơn, có thêm sừng và tai, lưng có vẩy và thân mình uốn khúc trên thế chân đạp vững chãi trông đường bệ và uy nghi hơn hẳn rồng thời Lý.
 Hình tượng rồng thời Trần
Sang thời Lê Sơ là thời cực thịnh của nho giáo tại nước ta, con rồng bỗng chuyển hóa trở về chịu ảnh hưởng mạnh của con rồng phong kiến phương Bắc: đầu to, sừng có chạc, vây và lông gáy tua tủa, vẩy to và chân xòe năm ngón, móng quặp lại trông rất dữ tợn, thể hiện uy quyền và sự nghiêm ngặt của nhà vua.
Hình tượng rồng thời Lê
Con rồng thời Nguyễn cũng là con rồng kế thừa của các triều đại trước nó, nhưng có sự tổng hợp và sáng tạo một cách phóng khoáng và đa dạng hơn.
Con rồng Huế (triều Nguyễn) cũng là tượng trưng của vương quyền, nhưng không nghiêm ngặt như các triều đại trước. Rồng tượng trưng cho vua hay trong tế lễ của triều đình luôn có móng và chòm lông năm chiếc, và hoàn chỉnh đến từng chi tiết tỉ mỉ. Rồng dành cho quý tộc và giới giàu có thường có 3 hoặc 4 yếu tố (móng, bờm và đuôi) nhưng không bao giờ được vẽ trọn vẹn. Còn rồng đối với dân chúng thì các móng vuốt phải giấu đi, bờm và đuôi chỉ thấy lờ mờ, và chỉ được phác họa những đường nét chính.
Hình tượng rồng thời Nguyễn
Các kiểu thức thể hiện hình tượng rồng
Hai con rồng đối mặt nhau, ở giữa là một quả cầu bốc lửa, tượng trưng cho sấm sét báo hiệu cơn mưa.
“Lưỡng long tranh châu” là hai con rồng tranh nhau khối ngọc, chỉ khác là quả cầu bé hơn và không có họa tiết lửa.
Hai con rồng tượng trưng cho thần nước là kiểu thức “Lưỡng long chầu nguyệt”.
Trong đám cưới thường có hình rồng ngậm chữ song hỉ tượng trưng cho hạnh phúc.
Trong lễ chúc thọ, hình rồng lại ngậm chữ Thọ tượng trưng cho sự trường tồn.
Trong hội họa Huế rất quen thuộc với hình vẽ “Ngư Long hý thủy” nghĩa là rồng và cá chép đùa dỡn trên sóng nước.
Lại có hình “cá hóa rồng”, vẽ con vật đầu rồng, mình cá để chỉ việc thi cử thành đạt. Đó cũng là ước mơ của lớp sĩ tử trong dân gian mong vượt Vũ Môn để làm quan đền đáp công ơn cha mẹ:
Bao giờ cá gáy hóa rồng
Đền ơn thầy mẹ ẵm bồng ngày xưa.
Hình ảnh con rồng còn được cách điệu từ cành lá, đám mây, hoa quả hoặc sóng nước. Những đường uốn lượn của tự nhiên đã được trí tưởng tượng của người nghệ sĩ thổi vào mà trở thành “rồng bay phượng múa” muôn hình muôn vẻ.
Con rồng đã đi vào cả những bài đồng dao của trẻ em trong những lời chúc Tết:
Xúc xắc xúc xẻ
Nhà nào còn lửa
Mở cửa cho vào
Bước lên giường cao
Thấy đôi rồng ấp
Bước xuống giường thấp
Thấy đôi rồng chầu
Ông sống thật lâu
Bà sống thật lâu
Lì xì quà Tết.
Một dị bản khác:
Xúc xắc xúc xẻ
Năm mới năm mẻ
Nhà nào còn thức
Mở cửa cho vào
Buớc lên vườn cao
Thấy đôi rồng ấp
Bước xuống vườn thấp
Thấy đôi rồng trầu
Bước ra đằng sau
Thấy nhà ngói lợp
Voi ông còn buộc,
Ngựa ông còn cầm
Ông sống một trăm
Linh năm tuổi lẻ
Vợ ông sinh đẻ

Đứa con tốt lành 
Vậy là con rồng không chỉ là biểu tượng của quyền uy mà còn là biểu tượng của Hạnh phúc và Ấm no.
Theo Nguyễn Trọng - mactrieu.vn
và theo danhchocon.net
Ý nghĩa tranh con rồng và cách treo tranh rồng
Rồng là một biểu tượng cho Quyền lực và Sức mạnh, Sức mạnh thần thánh; nhiệt huyết tinh thần. Rồng là con vật sống được cả dưới nước, trên mặt đất và trên trời. Các con rồng Trung Hoa là những con vật cưỡi của các thần tiên bất tử; chúng đưa các vị bay lên trời.
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thọai về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long, Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
Rồng còn là một con vật may mắn. 
Bởi vậy, khi treo những bức tranh rồng để trang trí trong căn nhà cần chú ý những điều sau:
-   Đầu rồng phải hướng vào trong, không được hướng ra ngoài. Đầu rồng hướng vào trong sẽ tượng trưng cho sự sùng bái, tôn kính. Đầu rồng hướng ra ngoài sẽ thể hiện rằng chủ nhà rất vất vả và phải đi làm bôn ba nhiều.
-     Rồng phải được đặt cạnh rồng, không được đặt cạnh hổ.
-    Những bức tranh rồng hoặc tượng khắc rồng phải được đặt ở phòng khách hoặc phòng thờ cúng.
-     Những vật dụng hình rồng bằng nhựa không được cất giữ trong kho.
Theo mautranhtheuchuthap.com
Rồng và Tết Trung thu
Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hàng năm, là ngày tết của trẻ em. Trẻ em Việt Nam mong đợi tết này vì được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, v.v... rồi bánh nướngbánh dẻo và các loại hoa quả nữa. Khi trăng lên cao, trời sáng, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Có nơi còn tổ chức múa lânmúa sư tửmúa rồng để các em vui chơi, để người lớn có lộc, có may mắn.

Múa rồng rằm Trung thu ở Huế

Tục múa lân Tết Trung thu tại Huế kéo dài trong 3 ngày, từ 13-15/8 Âm lịch
Tết Trung thu ở Huế năm 2011. Ảnh: baomoi.com.
Rồng khổng lồ Tết Trung thu Tuyên Quang
Hàng năm, trước rằm Trung thu khoảng một tháng, người dân thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) họp nhau lại bàn kế hoạch tổ chức và làm đèn cho các cháu. Mỗi khu phố chọn một phương án làm đèn thật to, đẹp, độc đáo cho các cháu chơi rằm.
Không khí những ngày chuẩn bị thật nhộn nhịp, tổ trưởng phân công công việc cho từng người, mọi người cùng chung sức làm đèn. Sau 10 đến 15 ngày thì tác phẩm hoàn thành, bà con bắt đầu rước thử, đường phố lúc này thật náo nhiệt.
Năm nay từ ngày 5/8 đã rước thử. Mỗi ngày bà con lại chỉnh sửa cho những chiếc đèn ngày một hoàn thiện hơn. Cao trào bắt đầu từ thứ bảy, đúng ngày 7/8 Âm lịch, đường phố đông như hội, già trẻ đều háo hức chơi rằm, không khí thật vui vẻ đầm ấm, hạnh phúc.

Chuẩn bị.

Thứ bảy, chủ nhật người dân chơi rằm thật đông.

Một con rồng khổng lồ.

Rồng khủng và đèn kéo quân.
Bài và ảnh: Hùng Cường - vnexpress.net

Mẫu hộp bánh Trung thu in hình rồng
 Theo tuoitre.vn
Rồng Tết Trung Thu bằng bóng bay dài 9,6m
Con rồng bằng bóng bay dài 9,6m, ở Malaysia, năm 2011. .
Con rồng khổng lồ này được tạo lên từ 1.100 quả bóng bay màu vàng và trắng, trong đó 1.000 quả bóng được sử dụng để làm thân và 100 quả bóng được dùng để trang trí cho phần đầu của nó. Các loại bóng bay được làm từ cao su tự nhiên 100% và được nhập khẩu từ Colombia và Mỹ.
Các nghệ sĩ đã phải mất 3 ngày làm việc cật lực mới có thể hoàn thành tác phẩm bằng bóng bay dài nhất ở Malaysia để tham gia lễ diễu hành dài 1,8 km mừng Tết Trung thu năm 2011.
Kết thúc lễ hội, những quả bóng ghép thành con rồng đã được thả lên trời.
Theo ngoisao.vn
Đèn đồ chơi Trung thu hình rồng
Đèn Đại Thánh cưỡi rồng Ảnh: cucre.baokim.vn

Đèn lồng Trung thu hình Rồng ở Bangkok Thái Lan
Ảnh: Internet

An Bường biên soạn