24/6/15

Quan tây và quan ta

(Ba Cang)- Tác phong của các chính trị gia, đặc biệt các nguyên thủ quốc gia luôn được mọi người quan tâm. Cái tác phong này nó quá khác xa giữa quan tư bản và quan cộng sản. Tại sao
vậy?

Đọc STT của Fber Ngọc Uy Phan, tôi thấy “chuẩn không cần chỉnh”. Tôi xin tạm đặt tít cho bài đó là QUAN TÂY VÀ QUAN TA.
Ba Cang


Mời các bạn đọc bài dưới đây.
(Ảnh minh họa: Internet)

QUAN TÂY VÀ QUAN TA
Gần đây, hình ảnh bình dị, chân chất, dân dã của cựu Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra, đang tạo một hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ và thu hút sự chú ý đặc biệt của nhiều người Việt Nam.
Có lẻ nhiều người Việt ta cảm thấy lạ lẫm, bỡ ngỡ những hình ảnh về cuộc sống thường nhật của các nguyên thủ quốc gia ở các nước tư bản. Một Yingluck Shinawatra thăm trại nấm của mình như một người nông dân thực thụ hay vào vườn cùng người dân bản địa nếm vị beo béo, nồng nồng của múi sầu riêng, đi dạo phố cùng con trai và người yêu của mình hay lễ chùa cho đức tin của mình; một Barack Obama vui đùa cùng em bé ngay tại Phủ Tổng thống hay đi dạo phố, bắt tay, chuyện trò, chụp ảnh cùng nhiều tốp khách du lịch trên phố; một Angela Merkel, "Người đàn bà quyền lực nhất hành tinh" cũng đồng thời là một fan cổ vũ nhiệt tình cho đội tuyển Đức.
Tất cả họ, ngoài là một nguyên thủ quốc gia, một chính trị gia tầm cỡ họ cũng có một cuộc sống bình dị như ai, những khoảnh khắc đời thường. Họ cũng muốn tận hưởng những điều bình bị, mộc mạc của cuộc đời này vì đơn giản họ là một con người và họ thể hiện điều đó một cách tự nhiên như vốn có.





Có lẻ lối suy nghĩ về chữ 'Quan' của người Việt mình khác nhiều lăm với các nước tư bản và độ 'nặng' và 'nhẹ' của chữ "Quan' cũng từ đó mà khác xa nhau. Chuyện ông Bí thư Thành ủy Hội An, Nguyễn Sự, mới đây 'treo ấn từ quan' để không bị xem là 'vật cản đường' hay 'tư duy tàu lá chuối' tạo nên vĩ thanh vang xa, một trường hợp được coi là hi hữu trong cơ chế quan lộ hiện nay.