5/11/14

Khi cơ thể nối với mạng Internet

(BBC)- Đời sống tình dục, bệnh tật và thậm chí là khả năng sinh sản của bạn – một công nghệ mới sẽ sẽ giúp bạn hiểu được cơ thể của mình. Tuy nhiên nhiều người không nhận ra rằng
nhiều điều thầm kín của họ đang được tiết lộ ra bên ngoài, Jacob Ward cho biết.
Các bạn có sẵn sàng tiết lộ thông tin về cơ thể mình hay không?

Jeff bắt đầu làm tình vào lúc hai giờ chiều. Rõ ràng việc này kéo dài hàng tiếng đồng hồ và anh ấy đốt cháy tổng cộng 347 calorie. Chúng ta biết được những điều này vì ai cũng có thể đọc được chúng trên mạng và không rõ là Jeff có biết điều này hay không.
Jeff đeo một vòng tay có tên là Fitbit có nối với mạng Internet giúp đo cường độ vận động giúp người sử dụng có thể theo dõi được lượng calorie tiêu hao trong người họ.
Thiết bị đeo
Hồi năm 2011, những thông tin này tình cờ được đưa lên trên một trang mạng mà các công cụ tìm kiếm có thể tìm thấy được. Do đó, nhiều người đeo vòng tay này vốn đã liệt kê đời sống tình dục như một dạng vận động sẽ bị tung thông tin của mình ra công chúng.
Mặc dù công ty tạo ra Fitbit đã nhanh chóng chặn sự rò rỉ thì đây vẫn là một lời nhắc nhở rằng kết nối hoạt động của cơ thể chúng ta với Internet sẽ đem lại những hậu quả không mong muốn.
Một loạt các công nghệ và các thiết bị y khoa có thể đeo vào người được hiện nay đang theo dõi cân nặng, thói quen ăn uống, khả năng sinh sản và điều quan trọng là đa phần những thông tin này đều có thể chia sẻ trên mạng xã hội, chia sẻ với các bác sỹ, các công ty và thậm chí là cả người lạ.
Trong khi việc này hứa hẹn nhiều lợi ích, vấn đề đặt ra là bạn sẵn sàng chia sẻ bao nhiêu bí mật cơ thể của mình?
Một trong những người đầu tiên kết nối hoạt động hàng ngày của họ với Internet là ông Steve Mann. Được thừa nhận rộng rãi như là người đi tiên phong trong lĩnh vực thiết bị điện toán đeo, vào giữa những năm 90, Mann đã sáng tạo ra mộtcamera đeo không dây mà ông đeo trong suốt 24h mỗi ngày và 7 ngày trong tuần. Ông đã truyền hoạt động hàng ngày của mình lên mạng nhờ thiết bị này.
Ích lợi của nó sau đó đã trở nên rõ ràng. Khi Mann quay được một vụ tai nạn mà tài xế đụng rồi bỏ chạy, hình ảnh video này sau đó được dùng để xác định thủ phạm.
Theo dõi từ xa
Thiết bị không dây như thế này sẽ chuyển thông tin cơ thể đến mạng Internet

Sự sáng tạo của Mann tập trung vào việc ông gắn kết thế nào với thế giới bên ngoài nhưng công nghệ đeo đã dọn đường cho những thiết bị theo dõi các chức năng của cơ thể trước khi chúng bị tiết lộ ra bên ngoài.
Chẳng hạn như các thiết bị như Fitbit và Fuelband của hãng Nike đã ghi lại những chuyển động của người dùng và gửi dữ liệu đến một trang mạng mà không cần nối dây để họ có thể theo dõi lượng calorie tiêu hao.
Một số người còn chia sẻ những thông tin lên Facebook hay các mạng xã hội khác. Đối với nhiều người thì công nghệ này rõ ràng có sức hấp dẫn. Nhiều người theo dõi hoạt động của cơ thể nói rằng nó giúp họ cải thiện sức khoẻ và thể hình.
Công nghệ đeo còn giúp chúng ta hiểu được cơ thể của mình theo những cách khác nữa. Các thiết bị y tế không dây đã giúp thu gọn thế giới lại đối với những người mắc các chứng bệnh kinh niên khiến cho các bác sỹ có thể theo dõi bệnh nhân của họ từ xa.
Hãy xem một công nghệ có tên là Duofertility – một sự kết hợp của miếng dán và thiết bị giám sát không dây cho pháp các nhà tư vấn sinh sản chỉ cho người dùng biết ngày nào là ngày dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ và đưa ra lời khuyên về thời điểm tốt nhất để thụ thai. Công ty sáng tạo ra Duofertility nói rằng trong quá trình thử nghiệm, thiết bị này còn thành công như là thụ tinh trong ống nghiệm trong khi chi phí rẻ hơn nhiều.
Nhờ công chúng giúp
Các công ty bảo hiểm y tế sẽ rất được lợi nếu họ biết thông tin về cơ thể khách hàng

Trong tương lai, một số người dự đoán rằng chúng ta còn có thể chia sẻ nhiều hơn nữa. Các nhà nghiên cứu mới đây đã viết trên Tạp chí Nghiên cứuY khoa Internet dự đoán rằng các bệnh nhân dùng các thiết bị y tế không dây và thiết bị theo dõi hoạt động cơ thể để thu thập thông tin từ công chúng và giúp chẩn đoán về các chứng bệnh của họ.
Điều này đang xảy ra tại các trang web chẩn đoán như PatientsLikeMe và CrowdMed. Những trang này cho phép người dùng chia sẻ những triệu chứng bí ẩn của họ. Trong tương lai sẽ có lúc chúng ta chia sẻ những gì đang xảy ra bên trong cơ thể mình để tận dụng kiến thức của công chúng để xác định những chứng bệnh bí hiểm.
Tuy nhiên, vẫn có một số rủi ro, nhất là khi nhiều thông tin được chia sẻ hơn cần thiết. Những ai có thể tiếp cận được những thông tin này? Hãy hình dung các công ty bảo hiểm y tế sẽ vui như thế nào khi khách hàng của họ bắt đầu chia sẻ lên mạng những thông tin về sự vận động, hoạt động tình dục, thói quan ăn uống hoặc sử dụng thuốc của họ. Anh có chơi dù lượn không? Anh ăn bao nhiêu thịt chín vừa hồi tuần trước? Anh có bao nhiêu bạn tình. Các nhà bảo hiểm nếu biết được những thông tin sẽ đòi tiền khách hàng nhiều hơn hoặc đơn giản là sẽ từ chối ký hợp đồng.
Trên thực tế, một số người đã bày tỏ quan ngại về việc các công ty bảo hiểm lạm dụng các thông tin sức khỏe cá nhân. Đó là một lý do mà Cơ quan Y tế Quốc gia Anh quốc đã quyết định hoãn lại kế hoạch chia sẻ thông tin tóm lược về bệnh nhân lên hệ thống dữ liệu trên mạng.
Chia sẻ thông tin về cơ thể chúng ta lên mạng Internet tất yếu sẽ là sự dung hòa giữa lợi ích và rủi ro. Lợi ích sẽ là rất lớn, giúp chúng ta khỏe hơn và hạnh phúc hơn nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận việc những bí mật về cơ thể chúng ta được công khai nhiều hơn bao giờ hết.

(bbc.co.uk)