(Ba Cang)- Thấy stt của lão Trần Văn Thiềm viết
về đàn bà hay ơi là hay, vậy là xin được share về tường nhà. Cảm ơn lão Thiềm
nha.
Chia sẻ cảm xúc với
lão, tôi đã còm mấy câu:
Bức xúc cùng giãi bày
Các ý tưởng đều hay
Đàn bà vẫn chưa chịu
Vặt râu Thiềm có ngày.
He he.
Tôi sợ vía đàn bà,
nên tạm tự ti như sau:
Khôn ngoan cũng chỉ đàn bà
Ngờ nghệch, nem nép, đó là đàn ông
Hu hu.
Ai có thể giúp tôi cuối tuần cười haaaaa được
không?
Ba Cang
21/11/2014
Bài viết trên FB của Trần Văn Thiềm
NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔN NGOAN
Nhiều chị em cứ
thích quản chồng thật chặt. Ấy là những người phụ nữ ngây thơ và không khôn
ngoan, chẳng hiểu gì về đàn ông. Cứ tưởng thế là hay.
Không đâu.
Tự do đối với cánh
mày râu là cực kỳ quý giá. Làm sao họ chịu để các bà xỏ mũi. Còn khuya nhá.
Càng cố tìm cách “trói” chồng sít sao bao nhiêu, các ông càng quẫy đạp bấy
nhiêu để “cởi xích” , đặng có được tự do. Trong quá trình vùng vẫy ấy, biết bao
chuyện chẳng lành sẽ xảy ra. Các chị nên hiểu, người đàn ông chỉ có thể nô lệ
cho tình yêu, chứ đâu nô lệ cho đàn bà.
Phụ nữ lắm lời là
dại. Hỏi 100 ông chồng thì cả 100 (chứ không phải 99) không thích vợ nói nhiều.
Chẳng những không thích mà còn kêu ca, phàn nàn, thậm chí ghét. Từ đời xưa các
cụ đã có 4 chữ coi như tiêu chí cho người phụ nữ: công, dung, ngôn, hạnh. Chữ “ngôn”
đứng trước chữ “hạnh”, đủ thấy lời ăn tiếng nói quan trọng nhường nào. Ngày
nay, cánh trẻ thường có câu: nói dài, nói dai, nói dại. Và cũng rất nhiều căng
thẳng khởi nguồn từ căn bệnh nói nhiều. Tạo hóa không ngẫu nhiên sinh ra con
người có hai lỗ tai, và chỉ một cái miệng. Nghĩa là Thượng đế muốn nói ít hơn
nghe. Phụ nữ cũng không ngoại lệ. Chỉ những người đàn bà khôn ngoan mới biết
nói thế nào là hay và nói đến đâu là đủ.
Bị coi là rất vô
duyên và có tính khích bác, ấy là những người đàn bà hay đem chồng ra so sánh
với những người đàn ông khác. Luôn bô lô ba la trong đám đông bè bạn về ông
chồng cô nọ thế này, ông chồng cô kia thế nọ, mà ông xã nhà này thì… Và nhất là
cứ mang những sự giỏi giang của chồng người khác kể ra trước mặt chồng mình.
Đừng cứ thấy anh này ga lăng, anh kia hào hoa pong nhã trược đám đông mà tưởng
bở. Nằm trong chăn mới biết trong chăn có rận các chị ạ. Và làm như vậy, các
chị đã cứa vào lòng tự trọng của đấng lang quân. Người đàn ông có thể chịu đựng
được gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nhưng bị coi thường thì họ không thể chịu
được. Các chị nên nhớ kỹ điều này. Các cụ đã dạy rồi: Chồng em áo rách em
thương/ Chồng người áo gấm, sông hương mặc người.
Quản quá chặt về
tài chính cũng không phải là người đàn bà khôn ngoan. Người đàn ông cần giao
lưu nhiều, bạn bè lắm. Mà trong túi không xu hỏi làm được gì? Người đàn bà có
chặt chẽ , ki bo đôi chút cũng được thể tất. “Đàn bà ấy mà. Ai chẳng thế”. Câu
nói ấy không có ý khinh khi chị em, mà là chấp nhận coi đấy là một đặc tính.
Nhưng đàn ông thì không thế được. Sẽ không có bạn, không có quan hệ, mất cả
người thân, họ hàng. Một khi đàn ông không có tiền trong túi, cứ thấy áy náy,
tự ti. Và để có tiền, người đàn ông phải xoay xở lập “quỹ đen”. Phải giấu vợ.
Một gia đình như vậy liệu có được gọi là hạnh phúc?
So sánh, kể công
với chồng cũng là người đàn bà không khôn ngoan. Trong một gia đình bình thường
thì vợ làm việc này, chồng làm việc kia. Chớ nên so sánh, kể công. Nhiều bà làm
được việc bằng móng tay nhưng cứ cho mình là ghê gớm. Vậy mà mỗi khi gặp việc
khó, y rằng người chồng phải đứng mũi chịu sào.
Nhiều chị em cứ nghĩ cưới nhau là ràng buộc được chồng
rồi, không cần gìn giữ nữa. Nhầm to. Tờ giấy hôn thú chỉ là bản hợp đồng, có
giá trị về mặt hành chính chứ tuyệt nhiên không có giá trị ràng buộc cuộc hôn
nhân. Khi hai người đã không còn yêu nhau và không tôn trọng nhau nữa, bản hợp
đồng kia phỏng có ích gì?
Trần Văn Thiềm