(Ba Cang)- CHỢT ĐẾN, CHỢT NGHĨ 17 (Thằng
Bờm xưa và nay)
Có
một đại gia lữ hành Việt viết bài đăng trên báo mạng về ngành du lịch của mình,
Tôi là dân ngoại đạo, không rõ nội tình của ngành này, nhưng qua thực tế và con số thống kê công khai, về cơ bản tôi đồng
ý với đại gia này.
Nhưng
tôi không hiểu khi tác giả so sánh tư duy làm du lịch Việt Nam như tư duy của
Thằng Bờm. Đại gia này không phân tích cụ thể khi so sánh, nhưng có lẽ ám chỉ
rằng du lịch Việt Nam làm ăn cò con, không biết tính toán.
Tôi
xin cùng bạn, đọc lại và tạm chia sẻ nhận xét về nhân vật Thằng Bờm tư duy như
thế nào trong bài đồng dao Thằng Bờm có cái quạt mo.
Nguồn tranh minh họa: Internet.
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười!
Nguồn
tranh minh họa: Internet.
Bài
ca dao này đã được các nhà nghiên cứu, các nhà giáo và nhiều bạn đọc xưa nay
phân tích với các quan điểm học thuật khác nhau. Trong phạm vi của chuyên mục
này, chúng ta chỉ xem xét về khía cạnh tư duy của Thằng Bờm trong việc đổi
chác. Thằng Bờm không chỉ là trẻ nhỏ, ít hoặc không được học hành, có khi thật
thà, thậm chí khờ dại, mà còn là đại diện cho tầng lớp dân nghèo, rất nghèo
trước tầng lớp phú ông giàu có, rất giàu có. Chính vì thế cụm từ “Thằng Bờm”
luôn được viết hoa (tôi cho là vậy).
Theo
thâm ý của tác giả kể trên, Thằng Bờm
đã bỏ qua một loạt các sự đổi chác có lợi hơn cho mình, tương tự trong kinh tế
ngày nay người ta hay nói là bỏ qua các cơ hội kinh doanh. Cái quạt mo được cắt
tỉa từ mo cau khô (còn tươi gọi là bẹ cau). Nó dùng để quạt, có khi kê dưới đít
làm ghế ngồi (Nó còn tác dụng gì nữa tôi
không rõ. Hồi nhỏ tôi đã được cầm, sử dụng để quạt, nhưng chưa được sở hữu 1
cái nào. He he).
Thằng
Bờm chỉ cần nắm xôi. Ôi, một nắm xôi. Đó là vật chất giản dị, thiết yếu trong
đời sống nhân dân. Dân nghèo, cơm không đủ ăn, thậm chí không có mà ăn, thường
xuyên chỉ với ngô (bắp), khoai, sắn (mì). Dân nghèo chỉ mơ mà không dám nghĩ là
được sử dụng những thứ ngoài tầm với như những thứ Phú ông gạ đổi. Nắm xôi
tượng trưng cho cơm ăn nước uống, một trong các thiết yếu của đời sống con người.
Nó là vấn đề của dân sinh, từ xưa cho đến nay. (Đơn giản vậy mà khó phết. He he).
Nắm xôi được hiểu giản dị là sự no đủ. Người dân nghèo chỉ cần vậy đã, từ từ
rồi mới tiến để có xe máy, rồi nhà lầu, xe hơi. (Không có xôi, có khi phải “cạp đất mà ăn”. He he).
Rõ ràng không thể nói là Thằng Bờm
không biết tính toán và không nên lấy Thằng Bờm ra làm ví dụ để so sánh.
Ba
Cang
01/5/2015