Kỳ tích
sinh tồn “người rừng” Việt Nam thời nay
Mấy ngày nay báo chí
đưa tin liên tục về “người rừng” Hồ Văn Thanh cùng con trai đã hơn 40 năm sống
biệt lập ở rừng sâu Quảng Ngãi.
Chuyện “người rừng” ở Việt Nam báo chí đã khai thác cũng không ít.
Chuyện “người rừng” ở Việt Nam báo chí đã khai thác cũng không ít.
“Người rừng” để trong
ngoặc kép, có nghĩa người đó sống trong rừng sâu, xa lánh công đồng và mỗi chuyện
“người rừng” là mỗi vẻ khác nhau, mỗi cuộc sống khác nhau. Chuyện kể về “người
rừng” Hà Thị Dinh có vẻ đơn điệu nhất. Nhưng đến chuyện “Người đẹp Kăn Đân vào
rừng ở ẩn” là bắt đầu có nội dung hấp dẫn. Với câu chuyện về 2 “người rừng” Hồ
Văn Thanh và con trai Hồ Văn Lang, tôi cảm nhận, họ thực sự đã sống như người
... rừng. Và cuối cùng là câu chuyện với loạt 13 bài dài về “người rừng” Trần
Ngọc Lâm thì vô cùng cuốn hút và khâm phục.
Do điều kiện khai
thác thông tin về loại đề tài này của người viết còn hạn chế, nên chỉ xin giới
thiệu vắn tắt thôi, một số câu chuyện về “người rừng” Việt Nam trong mấy chục
năm gần gần đây. Người viết bài này xin có lời cảm ơn các tác giả các bài gốc
và các báo online đã đăng các bài hấp dẫn vừa kể ở trên.
“Người rừng” Việt Nam thời nay - Kỳ 1: Gia
đình “người rừng” Hà
Thị Dinh ở Thanh Hóa
Cô gái Hà Thị Dinh, con út
một gia đình người Thái nghèo ở xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa,
lấy chồng từ năm 13-14 tuổi. Khoảng đầu những năm 1980 thế kỷ trước, chỉ vì
chút xích mích với gia đình bên nội, anh Hà Văn Tới dắt vợ là chị Dinh cùng con
gái đầu mới sinh được vài tháng bỏ làng, xuyên rừng tìm nơi "định
cư".
Đồ đạc mang theo chỉ có một
cái nồi, một ít hạt giống ngô, lúa cùng vài manh áo rách. Từ đó chị Dinh và gia
đình bắt đầu tập quen với cuộc sống hoang dã. Đồ ăn là nắm lá hay quả rừng, hôm
nào gặp may thì bắt được cá dưới suối. Ngũ cốc thì chỉ có ngô trỉa trên đồi.
Chị kể “nhiều khi mưa rừng lớn, không kiếm được gì ăn thì chỉ biết chịu đói,
lấy nước suối thay thức ăn”. Quần áo mang theo đến lúc rách nát thì bện lá cây
rừng thành áo để mặc.
Thế rồi 4 đứa trẻ nữa lần
lượt ra đời. Nhớ lại lần sinh đứa con thứ 3, chị Dinh vẫn không giấu nổi sự sợ
hãi: “Lúc chồng đi rừng thì tôi chuyển dạ. Giữa rừng hoang không biết kêu ai,
đau muốn ngất. Khi nghe tiếng con khóc chào đời cũng là lúc tôi gần như không
còn chút sức lực nào. Tôi bò đi lấy dao tự cắt rốn cho con”.
Ôi, bà đẻ nào cũng tự đẻ
như bà này, có lẽ các nhà hộ sinh, các khoa sản không cần tồn tại nữa.
Một gia đình nhỏ, 7 con
người sống đơn độc trong rừng sâu, nỗi sợ lớn nhất là các con ốm, đanh phó mặc cho
ông trời. Đến năm sinh của các con chị cũng không nhớ nổi, nên để phân biệt anh
em, tụi trẻ được xác định theo chiều cao.
Chị
lo lắng và ước ao “mai này có hộ khẩu, chúng được làm giấy khai sinh và chứng
mình thư thì không biết tính năm, tính tuổi cho chúng nó như thế nào”.
An Bường
Nguồn tham khảo:
Người rừng ở Thanh hóa, gia đình
người rừng ở Thanh Hóa/hoang anh/chat247.vn
(còn tiếp)