“Người
rừng” Việt Nam thời nay - Kỳ 2: Người
đẹp Kăn Đân vào rừng ở ẩn
Làng La Ngà xưa, nay
là thôn 5 của xã Hồng Thuỷ, thuộc huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế,
có cô gái xinh đẹp Kăn Đân là con của già làng. Thời chống Mỹ, Kăn Đân là du
kích với nhiệm vụ nhận và giao bộ đội từ miền Bắc vào ở các trạm giao liên trên
đường mòn Hồ Chí Minh. Một chàng bộ đội tên Sơn, người Mường, trong lần được chữa
trị sốt rét tại trạm giao liên nơi có nàng Kăn Đân trực tiếp chăm sóc, đã thu
hút được trái tim của nàng. Chàng lành bệnh lên đường vào Nam, để lại cho kiều
nữ Kăn Đân một sinh linh đang hình thành. Chàng hứa quay lại, mà cho đến bây giờ
vẫn biệt tăm. Nàng Kăn Đân không chịu nổi sự xấu hổ với dân làng người Tà Ôi về
chuyện chửa hoang của mình nên sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, bà đã lặng
lẽ bỏ vào rừng sống ẩn dật. Nay nàng Kăn Đân đã già, không nhớ mình bao nhiêu
tuổi, vẫn sống cùng con gái Hồ Thị Mai/Hồng nơi hoang vu.
Bà Kăn Đân đã nuôi rất
nhiều trăn, rắn, chồn, khỉ, chim... để làm thú vui. Ông cố của bà Kăn Đân là
già làng biết ngôn ngữ, cách điều khiển chúng và các phương thuốc chữa bệnh bí
truyền. Đặc ân này sau đó được ông cố truyền
lại cho ông nội, cha và đến bà Kăn Đân. Điều đó lý giải vì sao bà biết gọi
muông thú, có tài thổi thuốc chữa lành bệnh cho nhiều người.
Nữ chúa rừng xanh
Bà Kăn Đân còn có đức
tính đẹp nữa, nhưng rất lạ, là hai mẹ con làm quần quật từ sáng đến đêm, nhưng
làm được thứ gì cũng đều không để dành mà lặn lội đem cho bà con họ hàng và
hàng xóm.
Bà Kăn Đân là người
có công với cách mạng (được thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất). Địa
phương đã nhiều lần vận động bà rời bỏ chỗ ở heo hút hiện nay để đến một chỗ gần
đường, gần khu dân cư hơn, nhưng bà kiên quyết không đi...
An Bường
Nguồn tham khảo:
Huyền thoại về “nữ chúa rừng xanh”/Khánh
Tường/laodong.com.vn
(còn nữa)
Xem thêm: