“Người
rừng” Trần Ngọc Lâm ở trong một cái hang nhỏ, giống như khe nứt của quả núi. Phía
trên hang ông trú ngụ, là “ngôi nhà” của bầy khỉ.
Sáng
sớm tinh mơ, bọn khỉ đã hót ríu ran gọi bầy dậy đi kiếm ăn. Ông Lâm đếm tổng
cộng được 50 con lớn nhỏ.
Hang đá nơi ông Lâm sống cùng bầy khỉ
và gia đình gấu
Ông
Lâm nói đùa rằng, bọn khỉ không sợ ông, lúc đó, quần áo rách rưới, râu tóc xồm
xoàm kín mặt, nên trông ông cũng không… giống người lắm. Có lẽ chúng tưởng đồng
loại, nên không sợ.
Ông
ngồi thiền trong hang, bọn khỉ tò mò lại gần ngó nghiêng, thậm chí trêu ghẹo
làm ông mất tập trung. Bọn khỉ đặc biệt thích nghe tiếng sáo trúc. Chiều tà,
khi mặt trời lặn, khi tiếng sáo cất lên, bọn khỉ lại tìm đến, đứng lố nhố ở cửa
hang, đu trên cây ngồi nghe như khán giả.
Khi ông Lâm thổi sáo, bầy khỉ sẽ tìm đến
Thi thoảng ông Lâm lại trèo lên ngọn cây để tìm bầy khỉ
Bên
kia mỏm núi, đối diện với hang ông Lâm và bầy khỉ ở, cách khoảng 200m đường
chim bay là nơi trú ngụ của gia đình gấu ngựa.
Cái
lần ông Lâm có kỳ duyên với gấu ngựa cũng rất lạ lùng. Lần đầu giáp mặt gấu
ngựa khi ông đang ngồi thiền, thấy nó gừ gừ ở cửa hang, ông bình tĩnh nhìn nó
hồi lâu, rồi nó bỏ đi. Đến trưa, khi
ông đang thổi lửa nấu cơm, lại gặp một con gấu nữa lững thững đi về phía hang,
nơi con gấu ông gặp lúc sáng đang ngủ. Khi đó, ông Lâm mới biết, hang đá chính
là nơi ở của vợ chồng nhà gấu. Vợ chồng nhà gấu cứ đi kiếm ăn vài ngày, mới lại
mò về hang ở.
Hàng tháng trời
ông Lâm tìm cách thân thiện với vợ chồng nhà gấu, song không ăn thua. Khi ông
lại gần, chúng gầm gừ nhìn với ánh mắt dữ tợn, rồi cúp đuôi bỏ đi.
Không
nản lòng, ông Lâm cứ kiên trì mang đồ ăn cho vợ chồng gấu. Phải đến mấy tháng
sau chúng mới tỏ ra thân thiện hơn với ông và chịu ăn đồ ông mang tới. Tuy
nhiên, chúng vẫn không đến gần ông như bầy khỉ.
Ông Lâm phải mất cả năm trời đi tìm mới thấy gia đình gấu ở mỏm núi phía Tây đỉnh Fansipan
Đến
bây giờ, nhắc lại đàn khỉ và gia đình nhà gấu, ông Lâm vẫn buồn. Ông bảo rằng,
chính ông là người có lỗi với gia đình gấu và đàn khỉ, khi vì ông mà chúng phải
bỏ đi.
Chuyện
là, khi ông tìm ra con đường ngắn nhất chinh phục đỉnh Fansipan, chỉ mất 2 ngày
một đêm, thì cũng là lúc khách du lịch ầm ầm kéo lên Fan. Con đường đó chỉ cách
nơi ở của đàn khỉ và vợ chồng nhà gấu một đoạn. Vì có nhiều người đi lại, gây
ra tiếng ồn, nên chúng đã bỏ đi cả.
Người
hướng dẫn du lịch nghiệp dư
Khách
du lịch thấy người đàn ông kỳ lạ (là ông Lâm) thường bắt chuyện, làm quen. Ông
Lâm trở thành người kể những câu chuyện huyền bí về đại ngàn Hoàng Liên Sơn, về
mảnh đất Sapa huyền thoại.
Ông Lâm kể chuyện Hoàng Liên Sơn cho
khách leo Fan trong túp lều giữa rừng
Ông Lâm và khung cảnh tuyệt đẹp trên
dãy Hoàng Liên Sơn
Cây thuốc quý trổ hoa rất đẹp trong đại
ngàn Hoàng Liên Sơn
Từ
trước đến nay, các nhà nghiên cứu về Sapa vẫn nghĩ rằng, tên gọi Sapa bắt nguồn
từ chữ Chapa, tiếng Pháp có nghĩa là gò cát.
Ông
già người Pháp, tên là Christiane Pasquel Kagheau, như đã nói ở bài Kỳ 6, cho
biết.
Thực
ra, Sapa là tên gọi tắt của đại úy nam tước thủy quân lục chiến Đờ-Cha-pa. Để
thưởng công cho đại úy, Bộ chỉ huy đã đặt tên cho làng Mông đó là Chapa và in
ấn trên bản đồ. Làng Mông chính là thị trấn Sapa ngày nay. Người Việt đọc chệch
Chapa thành Sapa.
Trong
cuộc chinh phạt tàn quân Thái - Mèo, còn có một vị quan địa lý triều Nguyễn tên
là Phan Văn Sơn đi theo để hoạch định biên giới với nhà Thanh từ Lào Cai đến
Mường Tè.
Thác Tình Yêu
Lúc nghỉ chân ở Sapa, ông
Sơn đã cùng dân phu thám hiểm đỉnh núi cao nhất và đo độ cao của đỉnh núi này. Ông
ta đã lấy tên mình đặt cho đỉnh núi và sau nhiều lần dịch ra tiếng Đông tiếng
Tây thì thành Fansipan, Phan-xi-phăng… như ngày nay.
Ông Lâm bên thác Tình Yêu. Ông cũng
chính là người tìm ra sự thật về huyền thoại thác Tình Yêu.
Cái
tên thác Tình Yêu trong đại ngàn Hoàng Liên mà ai đến rừng cũng phải vào chụp
ảnh, ngắm nhìn, có một lịch sử khá lãng mạn, chứ không phải thứ truyền thuyết
do những người ngày nay bịa ra.
Năm
1943, một hạ sĩ y tá người Senegan có cái tên rất đàn bà Tôm-mê-bơn, đen như
cột nhà cháy, đã yêu cô gái người Mông bản Sin Sìn Hồ có cái tên rất đàn ông
Hạng A Chơ (từ đệm A thường dùng cho đàn ông, nhưng vì vợ chồng này chỉ sinh
được mỗi cô con gái, trong khi rất muốn có con trai, nên mới đặt tên như
vậy).
Sau đó, cặp tình nhân này
đã cùng lên thiên đường bằng nắm lá ngón cạnh thác. Chính Tru-va và đám sĩ quan
Pháp đã chôn hai người tại đó và đặt tên cho thác nước tuyệt đẹp này là thác
Tình Yêu.
Theo sự chỉ dẫn của Christiane
Pasquel Kagheau, ông Lâm đã lần mò trong rừng tìm ngôi mộ, nhưng không thấy.
(còn nữa)
Xem thêm:
“Người rừng” Việt Nam thời nay - Kỳ 1: Gia đình “người rừng”
Hà Thị Dinh ở Thanh Hóa
“Người rừng” Việt Nam thời nay - Kỳ 2: Người đẹp Kăn Đân
vào rừng ở ẩn
“Người rừng” Việt Nam thời nay - Kỳ 3: Kỳ tích sinh tồn cha
con “người rừng” ở Quảng Ngãi
“Người rừng” Việt Nam thời nay - Kỳ 4: “Người rừng” ung thư
Trần Ngọc Lâm làm việc để chết và nhân duyên học được các bài thuốc tự chữa cho
mình
“Người rừng” Việt Nam thời nay - Kỳ 5: “Người rừng” ung thư
Trần Ngọc Lâm lên đỉnh Fansipan để chết, đã phát hiện, bảo vệ và nhân rộng các
cây thuốc quý
“Người rừng” Việt Nam thời nay - Kỳ 6: “Người rừng” ung thư
Trần Ngọc Lâm khôi phục con đường ngắn nhất lên đỉnh Fansipang và tham gia làm
phim truyền hình
Nguồn tham khảo:
Loạt
bài về người rừng “ung thư” Trần Ngọc Lâm của nhà báo Phạm Ngọc Dương đăng cuối
năm 2012 trên VTC điện tử.
An Bường