31/7/15

Ký ức Thành Nam

(Ba Cang)- Đã lâu rồi tôi mới có dịp trở lại Thành Nam. Là quyết tâm dành thời gian về thăm người chị họ đã lớn tuổi và gia đình các cháu.
Nam Định nhỏ thôi, nên đi tìm những địa chỉ

CHỢT ĐẾN, CHỢT NGHĨ - 23 (Chuyện kêu sữa nóng thành cà phê sữa)

(Ba Cang)- Đã lâu rồi lão 3CANG không uống cà phê hoặc trà. Nếu có uống, thì chỉ lúc sáng sớm và uống ít thôi, không uống đặc. Lão sợ mất ngủ mà lỵ. Người khác uống cà phê hay trà đặc cả ngày, hay ban tối, vẫn ngủ đều đều, thậm chí còn ngáy vang như sấm.

27/7/15

Đố vui: Là cái gì?

(Ba Cang)- ĐỐ VUI: LÀ CÁI GÌ?

Chỉ là vật dụng không to
Nhưng là thiết yếu dùng cho mọi nhà.

24/7/15

Bài tóm tắt CẢM NHẬN ĐỌC ĐẢO HOANG CỦA TÔ HOÀI


(Ba Cang)- Bài tóm tắt
CẢM NHẬN ĐỌC ĐẢO HOANG CỦA TÔ HOÀI
(Bài viết nhân ngày giỗ đầu của nhà văn Tô Hoài,
mồng 10 tháng 6 năm Ất Mùi 2015)

18/7/15

BA NGƯỜI NÓI CHUYỆN

(Ba Cang)- BA NGƯỜI NÓI CHUYỆN (bình vui ảnh)
Ông bên phải (nhìn đắm đuối và nói thầm): Hôm nay anh sung sướng quá được đứng cạnh em,

17/7/15

CẢM ƠN EM SÀN

(Ba Cang)- Ông cha ta từ thời Hùng Vương đã biết làm vè, kể vè. Khả năng văn nghệ dân gian đó đã trở thành tập tục trong văn hóa làng xã, cộng đồng. Ngày nay con cháu bận nhiều việc quá, nên tiếng vè có vẻ ít vang vọng. Để thể hiện hậu thế tiếp nối ông cha, nhân chuyện bị đau bả vai và lưng mới đây, tôi xin có bài «lảy» vè.

13/7/15

Bút ký Thái Lan: THÁI LAN KHÔNG YINGLUCK!

(BA CANG)- Đọc quá đã, GS ơi.
Một bài ký ngắn mà GS đề cập được mấy nội dung rất chân thực và sinh động:
     1.   Tình hình và năng lực tổ chức du lịch của TL.
     2.   Đánh giá về du khách từ TQ.

12/7/15

Chợt đến, chợt nghĩ - 22 (Lòng tin và niềm tin)

(Ba Cang)- Mấy ngày qua cả nước xôn xao và căm phẫn vì vụ thảm sát tàn độc 6 người xảy ra ở Bình Phước. Bộ Công an đã vào cuộc và phá án nhanh chóng với sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu Bộ. Hai nghi phạm đã bị bắt. Các chứng cứ bước đầu và tạm thời có sức thuyết phục. 

Cảm nhận đọc Đảo Hoang của Tô Hoài - Phần 3: Đảo Hoang của cây viết tài năng Tô Hoài - Kỳ 7: “Con ong Tô Hoài” với những trải nghiệm quý

(Ba Cang)- KỲ 7 VÀ HẾT

3. "Con ong Tô Hoài” với những trải nghiệm quý

3.1. Kinh nghiệm quan sát và ghi chép của một nhà văn chuyên nghiệp

Nhà văn Tô Hoài nổi tiếng đi nhiều, làm nhiều công việc khác nhau, quan sát và ghi chép tỷ mỷ, các bạn nghề đã công nhận như vậy[1].
Những từ ngữ đã dùng, những “thước phim” miêu tả trong Đảo Hoang, nếu không có thực tế như nhận xét trên làm sao mà có được.

GS Phong Lê đã viết về Tô Hoài rằng: “Đã quen thuộc với lao động của ông, thế mà tôi vẫn không hết ngạc nhiên về sự kỳ khu, tỉ mỉ trong thâm nhập vào thế giới vừa dân gian vừa dã sử mà tái hiện cho được diện mạo đời sống như có thể có trong lịch sử. Để có được kết quả đó, như trong Đảo Hoang, Nhà Chử, Tô Hoài đã bỏ vào đấy bao nhiêu thời gian để học, đọc, ghi chép, khảo chứng, đối chiếu, chọn lựa, khiến cho người đọc khó tính, kể cả người có tri thức chuyên sâu cũng phải vị nể”[2].

11/7/15

Cảm nhận đọc Đảo Hoang của Tô Hoài - Phần 3: Đảo Hoang của cây viết tài năng Tô Hoài - Kỳ 6: Từ ngữ Tô Hoài, nghệ thuật miêu tả

(Ba Cang)- KỲ 6

PHẦN 3 - ĐẢO HOANG CỦA CÂY VIẾT TÀI NĂNG TÔ HOÀI

Phần này mang tính chuyên môn, học thuật, nên tôi không dám viết dài. Tôi chỉ mạo muội viết những gì mình cảm nhận được theo sự hiểu biết còn hạn chế về lĩnh vực văn học của một người đọc bình thường.

Trong Đảo Hoang, cốt truyện truyền thống theo sự kiện đã được tác giả xây dựng. Đó là cốt truyện giản dị, dễ hiểu. Cách xây dựng nhân vật cũng đặc trưng kiểu Tô Hoài là tập trung cho các nhân vật chính – anh hùng của truyện.  

Trong khuôn khổ của bài viết này, do ý thích chủ quan tôi muốn dành thời gian đề cập nhiều hơn về hai mảng kỹ nghệ từ ngữ và nghệ thuật miêu tả  của Tô Hoài, luôn đi cùng nhau, hòa quyện nhau và là sở trường của ông.

10/7/15

SỰ TÍCH “MẤT HÚT CON MẸ HÀNG LƯƠN”

(Ba Cang)- Cuộc đời này nhiều lắm các sự tích. Cổ sử có, tân thời có, tân cổ giao duyên có. Bạn thích loại nào, hay thích tất cả? Nếu thích, hãy cùng nhau làm nên các “sự tích” nha. He he.

CHÚC MỪNG SN CẶP SINH ĐÔI


CHÚC MỪNG SN CẶP SINH ĐÔI 

Cảm nhận đọc Đảo Hoang của Tô Hoài - Phần 2: Cốt truyện ly kỳ và hấp dẫn - Kỳ 5: Sáng kiến thả dưa. Gia đình có thêm thành viên mới – Ma Li. Được vua đón trọng thị. Mon quay lại đảo lập nghiệp. Tìm được Gấu em. Chủ tướng mới và làng mới.

(Ba Cang)- KỲ 5 

20. Gia đình có thêm thành viên mới – Ma Li

20.1. Nơi cư ngụ thứ sáu của cả nhà An Tiêm
An Tiêm làm nhà mới năm gian gần suối Sáng, mái nhà lợp vầu úp, nhà đơn sơ như nhà sàn, nhà đất ven sông Cái.


20.2. Thả dưa trôi biển – Hữu ích và hy vọng
An Tiêm đưa ra sáng kiến, mùa gió nồm cũng là mùa dưa, ta thả dưa xuống bể thì dưa trôi vào bờ. Người trong bờ vớt được sẽ đoán nguồn gốc của mấy quả, có khi nhớ đến nhà An Tiêm ngoài đảo hoang.

9/7/15

NHỚ BẠN ĐIẾU


(Ba Cang)- NHỚ BẠN ĐIẾU

Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.

Chợt đến, chợt nghĩ - 21 (Gần ai hơn?)



(Ba Cang)- Nhìn bức ảnh này, liên hệ với bức ảnh kia và có lời bình với bức ảnh trước.

Cảm nhận đọc Đảo Hoang của Tô Hoài - Phần 2: Cốt truyện ly kỳ và hấp dẫn - Kỳ 4: Dưa hấu - Quà tặng của trời đất. Cha con gặp nhau. Gia đình đoàn tụ.

(Ba Cang)- KỲ 4

14. Dưa hấu xuất hiện trên đảo như thế nào?

Chim lạ thả mấy hạt dưa xuống. An Tiêm lượm và đem trồng. Ý này ở truyện nào về sự tích dưa hấu đều nói như vậy cả.

Nhưng ở Đảo Hoang thì khác. Với ngòi bút điêu luyện của mình, trong gần 2 trang giấy, Tô Hoài đã tả tâm trạng của Mon lúc một mình tư lự, lúc cùng lũ gấu, trước khi thấy một con chim lạ.

Rồi Tô Hoài dành trang rưỡi giấy để tả Mon thấy con chim lạ đó thả mấy cái hạt lạ mà Mon đoán là từ cứt của chim rơi xuống. Mon nghĩ và đem vùi mấy hạt đó để trồng thử xem là cây gì…

8/7/15

Cảm nhận đọc Đảo Hoang của Tô Hoài - Phần 2: Cốt truyện ly kỳ và hấp dẫn - Kỳ 3: Vừa được khen thì bị đày ra đảo. Ba nơi cư ngụ đầu tiên. Cơn bão rồng cuốn kinh sợ. Bắt đầu cuộc sống tự lập của cậu bé Mon mới hơn 10 tuổi với hai chú gấu.

(Ba Cang)- KỲ 3

5. Vừa được khen xong thì bị lưu đày

Sau cuộc thi, dân Bãi Lở nức tiếng khắp bàn dân thiên hạ. Riêng An Tiêm được vua khen hết lời, nhất là tài lãnh đạo dân.


”Ngày nay, Bãi Lở có hạt thóc, có cây mía, có con lợn, con trâu, lúc khổ cũng như lúc sướng, chúng tôi đều nhớ lời vua cha, khi ngài là công tử Lang Liêu, còn hàn vi, nghĩ ra cách làm bánh chưng, bánh dày, có nói: “Vật trên trời đất và mọi của quý không gì bằng gạo", cho nên chúng tôi càng cố gắng khéo tay làm đấy thôi. Chỉ có một lòng tin và hai chữ kiên tâm mà Bãi Lở mở mang lên được, nay được cùng các cõi đem sức, đem của mình làm ra, mừng rỡ về hội...” – trích phần trả lời vua của An Tiêm.[1]

7/7/15

Cảm nhận đọc Đảo Hoang của Tô Hoài - Phần 2: Cốt truyện ly kỳ và hấp dẫn - Kỳ 2: Mai An Tiêm chỉ huy khẩn hoang và trị thủy vùng Bãi Lở. Hội cơm thi, nam riêng, nữ riêng. Hội thi đấu vật. Hội thi cỗ nén.

(Ba Cang)-  KỲ 2

PHẦN 2 - CỐT TRUYỆN LY KỲ VÀ HẤP DẪN

Viết về truyền thuyết ở ta và thế giới thì nhiều lắm. Riêng cùng tác giả Tô Hoài, ngoài Đảo Hoang, đã có Chiếc nỏ thần, Nhà Chử (truyện), Ông Gióng, Thạch Sanh, Sự tích Thăng Long (kịch bản phim)…

Như nhà văn Tô Hoài viết ở phần Lời dẫn, nội dung của Đảo Hoang được xây dựng trên cơ sở tham khảo Truyện dưa hấu trong Lĩnh Nam Chích quái do Trần Thế Pháp sưu tập (chỉ có 446 từ) và ấn phẩm của một số tác giả khác cùng đề tài[1]. Cốt truyện của nó bám theo truyền thuyết, nhưng được phát triển thành tiểu thuyết bởi sự sáng tạo của tác giả.

6/7/15

Cảm nhận đọc Đảo Hoang của Tô Hoài - Phần 1: Lời dẫn - Kỳ 1: Lý do dẫn dắt

(Ba Cang)- KỲ 1

CẢM NHẬN ĐỌC ĐẢO HOANG CỦA TÔ HOÀI
(Bài viết nhân ngày giỗ đầu của nhà văn Tô Hoài, mồng 10 tháng 6 năm Ất Mùi 2015)

PHẦN 1 - LỜI DẪN

5/7/15

MƯA THẬT XUA MƯA GIẢ

(Ba Cang)- Đợt nóng mấy ngày qua thật kinh khủng. Ngoài đường hầm hập. Dùng điều hòa nhiều, người cũng hâm hấp. Khu tôi ở, mưa giả hoành hành. Đành chỉ biết van trời lạy đất cho

4/7/15

PHÉP TÀNG HÌNH TRÊN FB

(Ba Cang)- Tôi để ý trên FB, hình như có bạn chán đời, chán tình, hay chán gì đó mà ẩn mình âm thầm, lặng lẽ kiểu “tọa sơn quan hổ đấu”. Không biết có phải vậy không? He he.

1/7/15

HỎI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

HỎI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

Giáo dục xuất bản nhà ơi
Cớ sao A Phủ ở nơi núi rừng